Nguyên nhân nhà mới xây bị nứt trần, cách khắc phục hiệu quả

Hỏi: Xin hỏi công ty TNHH xây dựng chống thấm bách khoa Toàn Việt. Tôi mới xây nhà được 3 tháng nhưng đã xuất hiện các vết nứt nhỏ trên trần nhà. Điều này làm tôi rất lo lắng. Không biết vì sao “nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ“? Nứt như vậy có ảnh hưởng tới kết cấu chất lượng toàn ngôi nhà không? Cách khắc phục nào hiệu quả nhất? Chi phí như thế nào?

Nguyên nhân nhà  mới xây đã bị nứt nhiều chỗ

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ, nhưng thông thường nhất vẫn là nứt tường và nứt trần nhà. Đây là 2 hạng mục mà hầu hết các công trình mới xây dựng xong đều gặp phải.

Vì sao nhà mới xây bị nứt trần nhà

nhà mới xây bị nứt trần

Trả lời: Chống thấm Toàn Việt xin cảm ơn sự tin tưởng của khách hàng khi gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tình trạng “nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ” là hiện tượng phổ biến trong các công trình xây dựng. Có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên đối với những ngôi nhà mới xây xong đã gặp hiện tượng nứt thì nguyên nhân sẽ gọn hơn. Cụ thể là :

Do  móng nhà không đảm bảo chất lượng

Là trong quá trình thi công móng nhà không đảm bảo về mặt kỹ thuật như ép cọc, dầm. Sau một thời gian sử dụng ngắn móng nhà bị sụp lún và sẽ ngây nứt gãy trần và tường nhà kèm theo hàng loạt.

Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn

Có thể do các đơn vị thi công đã ăn bòn rút bê tông cũng như làm loảng và giảm tỉ lệ ăn cắp bê tông ăn cắp tiền khiến cho quá trình đổ móng, quá trình xây dựng đã bị bòn rút sắt thép dẫn đến quá trình xây dựng không còn đảm bảo về chất lượng. Hoặc quá trình đổ mái không thuận lợi ( mưa, nắng) làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Do lỗi kết cấu quá tải

Trong quá trình thi công mắc lỗi kết cấu quá tải. Trước khi công các kĩ sư có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng kết cấu dẫn đến quá trình thi công gặp phải những khó khăn, gặp phải sai sót trong quá trình thi công. Với công việc thiết kế nhà dù là những sai lầm nhỏ nhất trong kết cấu cũng dẫn đến những sai lầm gây nguy hại đến thiết kế nhà bạn. Nhiều người thợ tự tiến hành kết cấu tọng tải cho ngôi nhà dẫn đến tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp để lâu dai dẫn đến nứt trần và ảnh hưởng đến ngôi nhà.

Co ngót của lớp vữa tô

Có thể do lún nên nứt, do trộn hồ không đều, tường bị co ngót và giật nứt, không liên kết tường vào cột bằng những thép râu chờ sản khi đổ bê tông cột, do sự làm việc của kết cấu nhà… Bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi dùng biện pháp khắc phục nó.
Nếu ngôi nhà bị lún lún thì phải chờ tắt lún hoàn toàn mới có thể khắc phục được những vết lún và nứt từ trần nhà.

Trồng cây trên mái nhà

Một số cây trồng được trồng trên mái nhà, trong thực tế, điều này có tác động nhất định đến vật liệu chống thấm của ngôi nhà.

trong-cay-tren-mai-nha

Vật liệu chống thấm không đảm bảo

Nhà sử dụng các vật liệu chống thấm kém chất lượng nên trần nhà thường xuyên bị thấm nước. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các công ty xây dựng có uy tín và kinh nghiệm và có khâu giám sát chất lượng xây dựng nghiêm ngặt, điều này xảy ra ít hơn và thậm chí không xảy ra. Do vậy, để không gặp phải hiện tượng nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ, thấm nước thì tốt nhất gia chủ nên lựa chọn những công ty xây dựng có chuyên môn. 

Công tác chống thấm của nhà vệ sinh trên lầu không tốt

Nước trong quá trình sinh hoạt của tầng trên, khi thoát xuống sàn, qua ống thoát nước. Nếu sàn nhà vệ sinh tầng trên không chống thấm tốt thì nước sẽ thấm theo mạch vữa của sàn, thấm xuống trần nhà tầng dưới là đương nhiên.

Tham khảo bài viết : Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng trên đơn giản và hiệu quả 100%.

Tại sao tường nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ?

Khi tường nhà bị nứt, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta cần phải xử lý ngay. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong sinh hoạt hàng ngày. Và phổ biến là hiện tượng nứt ngang và nứt dọc. Nguyên nhân chủ yếu : 

Tường nhà bị nứt do thời tiết

Thời tiết thường xuyên có mưa, làm cho tường nhà bị ẩm hoặc khí hậu nóng ẩm quanh năm cũng chính là nguyên nhân làm cho tường nhà xuất hiện nhiều đường rạn nứt.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát, có khoảng 90% các bức tường, trần nhà được phát hiện xuất hiện các vết nứt với mức độ nứt khác nhau với tác nhân là nhiệt độ. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông ở vào khoảng từ 60 đến 70 °C. Kết hợp với  độ giãn nở tuyến tính giữa gạch và bê tông khác nhau. Vì vậy mà nhà dễ bị nứt, dột đặc biệt là nhà mới xây.

tuong-nha-bi-nut-do-thoi-tiet

Tường bị nứt do kỹ thuật sơn trát không chất lượng

Nguyên nhân tường nhà bị nứt do kỹ thuật sơn trát không đạt chất lượng là nguyên nhân chính dẫn đến tường nhà bị nứt. Có thể lớp bột trát ban đầu không đều tay hoặc bột quá nhiều.

Tường bị nứt do nền móng bị lún

Nền móng bị lún, yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tường nhà sau này sẽ bị nứt. Dấu hiệu để biết tường nhà bị nứt do nền móng bị lún chính là những vết nứt do nền móng bị lún thường xuất hiện ở giữa tường hoặc ở mép cửa sổ,…

Chính vì vậy mà khi mua bán đất xây nhà, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ. Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên chọn mua mảnh đất có nền khá chắc chắn. Nên hạn chế mua đất ruộng, đất ao. Vì đất ở đây rất xốp, mềm và rất dễ lún. Khi làm nhà cũng cần phải ép cọc chắc chắn.

Tường nhà bị nứt do tác động vật lý vào tường

Nếu như chúng ta tác dụng một lực mạnh vào tường (ví dụ như dùng búa hoặc đinh đóng vào tường cũng rất dễ gây nứt tường). Chính vì thế mà cần lưu ý cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xung quanh khu vực đóng kệ bếp, kệ tủ hoặc giá sách,… tường có bị rạn nứt hay không?

Trường hợp xuất hiện những vết nứt chân chim cũng phải báo cho chủ nhà biết để kịp thời sửa chữa, vì những vết nứt này lan ra rất nhanh.

nha-moi-xay-bi-nut

Các bức tường bên ngoài bị nứt, làm các bức tường bên trong cũng bị ảnh hưởng theo

Bởi khi tường bên ngoài bị nứt, nước mưa sẽ thẩm thấu vào phần xi măng dần dần thấm vào trong bức tường bên trong, sau một thời gian dài ảnh hưởng của thời tiết làm bức tường trở nên mốc meo, nứt và lớp vữa bị tróc ra ngoài. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải thông báo ngay cho đội thi công để bảo trì và không nên tự mình giải quyết để tránh nguy hiểm.

Thấm nước ở cửa sổ

Ngay khi trời mưa, nước sẽ thấm vào qua cửa sổ, làm cho bức tường bên trong bị ướt, sẽ gây ra nấm mốc và tróc vữa. Lý do chủ yếu là không gian giữa khung cửa sổ và tường không khít, các chủ sở hữu có thể dùng keo dán để bịt kín các khung cửa sổ và tường. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể dùng keo xử lý vết nứt tường để xử lý vết nứt trong trường hợp này.

Nhà mới xây bị nứt có nguy hiểm không?

Để đánh giá đúng nhất mức độ nghiêm trọng của vết nứt tới chất lượng toàn ngôi nhà. Chúng ta cần căn cứ vào độ sâu vết nứt, phạm vi ảnh hưởng là lớn hay nhỏ. Để từ đó đánh giá xem đó là vết nứt vữa hay nứt sâu bê tông.

  • Đối với vết nứt nhỏ thường là nứt vữa. Thì vết nứt hầu như không phát triển thêm. Và chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan của ngôi nhà, không nguy hiểm tới kết cấu toàn ngôi nhà.
  • Đối với vết nứt sâu, dài, rộng  rất có thể nứt sâu kết cấu bên trong. Với vết nứt này nếu không xử lý nhanh sẽ ảnh hưởng tới kết cấu bê tông và toàn bộ căn nhà. Vì vậy bạn cần nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.

Cách khắc phục nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ hiệu quả nhất?

Nhà mới xây bị nứt trần

Các rò rỉ ở trần nhà chủ yếu nằm ở vị trí góc tường hoặc đáy của đường ống. Do đó cách xử lý trần nhà bị nứt dột mà chúng ta cần làm là tìm ra cửa xả nước kịp thời tạo điều kiện khắc phục. 

Đối với những vết nứt hồ ( vữa ) đơn giản bạn có thể tự thực hiện được. Bạn có thể sử dụng phương pháp bằng cách dùng ống xilanh bơm keo chống nứt trực tiếp vào đường nứt. Tuy nhiên với những vết nứt nhỏ, độ rộng các vết nứt >0,5mm, độ dày bê tông >= 30cm. Bạn có thể tham khảo phương pháp xử lý vết nứt trần nhà bằng máy bơm keo epoxy áp lực cao. Phương pháp này đảm bảo xử lý tốt các vết nứt nhỏ và sâu hiệu quả. Tuy nhiên thời gian thi công lâu, tốn nhiều nhân công, giá thành cao hơn các phương pháp khác.

Đối với các căn hộ chung cư

Việc bị thấm dột nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên, nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Nếu trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Đối với trần nhà, mái nhà bị thấm dột

Có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng. Sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm. Kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh. Mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Hoặc phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

Nhà mới xây bị nứt tường

( nguồn youtube.com)

Giải pháp cho nhà mới xây bị nứt ngang tường

tuong-nha-moi-xay-bi-nut-ngang

  • Xử lý tường nhà  bị nứt ngang do quá trình sơn chát ( chiều rộng <0.3mm)
    • Ta chỉ cần phải đục lớp hồ, lớp trát cũ ra dọc theo đường bị nứt.
    • Sau đó làm cho tường nhà đủ độ ẩm. Trát một lớp xi măng già được trộn cùng cát mịn lên. Để khô tự nhiên khu vực này.
    • Rồi sơn một lớp sơn chống thấm lên đó. Khi sơn chống thấm khô, ta tiến hành sơn tiếp 2 lớp sơn đồng màu với tường nguyên bản lên bề mặt đã được tu sửa.
  • Xử lý tường nhà bị nứt ngang dạng nhỏ chân chim( chiều rộng từ 0.3mm – 3mm)
    • Đục hồ, lớp trát cũ theo những khe, những đường nứt chân chim.
    • Làm sách bề mặt đã được đục đó; tưới ẩm khu vực đó bằng nước sạch.
    • Trát lại khu vực đó bằng vữa xi mang già và cát mịn; sau 7- 10 ngày.
    • Tiến hành hoàn thiện bằng việc sơn lên bề mặt đã được xử lý.
  • Xử lý vết nứt ngang lớn ( chiều rộng >3mm) : tốt nhất gia chủ nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm. Đây là phương án đơn giản và dễ thực hiện nhất khi khắc phục khu vực tường nhà bị nứt ngang lớn.

Giải pháp cho nhà mới xây bị nứt dọc tường

Đối với trường hợp nứt dọc tường, cách xử lý cũng tương tự như cách xử lý vết nứt ngang tường

Đối với những vết nứt to ( chiều rộng >3mm). Kinh nghiệm chúng tôi cho thấy rằng gia chủ nên sử dụng dịch vụ chống thấm Hà Nội để khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả.

4-tuong-nha-bi-nut-ngang-anh-huong-den-ket-cau

Trường hợp nếu thấy nhiều vết nứt xuất hiện ở giữa tường. Nền nhà hơi có dấu hiệu nghiêng thì đó là do nền nhà quá yếu. Trường hợp này nếu sửa chữa sẽ tốn kém rất nhiều tiền và thời gian, thậm chí phải phá dở để xây lại. 

Trên đây là những biện pháp xử lý tường nhà bị nứt, từ đơn giản đến khó khăn. Một số trường hợp đơn giản gia chủ có thể tự sửa chữa tại nhà, nhưng đối với những trường hợp phức tạp thì chắc chắn gia chủ phải nhờ đến sự can thiệp của thợ chống thấm tại Hà Nội để xử lý vết một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Hãy điện đến hotline 090.44.11.233 để được tư vấn miễn phí 24/7

Chúng tôi luôn có đội khảo sát đến tận nơi khảo sát thực tế công trình, và cho bạn mức giá cạnh tranh nhất.

Chống thấm Bách Khoa Toàn Việt – Sợ gì nước thấm dột !

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top