Nguyên nhân và cách khắc phục trần thạch cao bị thấm nước tại nhà

Trần thạch cao là lựa chọn phổ biến trong các thiết kế nội thất bởi tính thẩm mỹ, sang trọng và khả năng thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, trần thạch cao khi thi công sai dễ gặp phải vấn đề thấm nước, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sức khỏe gia đình. Dưới đây Toàn Việt sẽ nêu rõ nguyên trần thạch cao bị thấm nước và cách khắc phục triệt để. Giúp bạn nhanh chóng xử lý sự cố và bảo vệ ngôi nhà thân yêu của mình.

trần thạch cao bị thấm nước

Nguyên nhân trần thạch cao bị thấm nước

Trần thạch cao được xem là vật liệu chống thấm khá hiệu quả. Nhưng vì một số nguyên nhân dưới đây mà khiến cho trần thạch cao bị thấm nước.

+ Trần nhà bị thấm dột

Thạch cao là lớp trần dưới mái nhà đối với các công trình nhà ở thiết kế mái nhà. Trần thạch cao giúp hạn chế sự hấp thụ nhiệt độ làm giảm nhiệt cho ngày hè oi ả. Tuy nhiên mái nhà lại chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho trần thạch cao bị thấm nước.

Có thể sàn mái được thi công chống thấm không cẩn thẩn, vật liệu bị co ngót dẫn đến tình trạng trần nhà rạn nứt bê tông khiến cho mái nhà bị thấm dột.

+ Rò rỉ đường ống nước trên trần

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trần thạch cao bị thấm nước. Các đường ống nước cũ, kém chất lượng, bị nứt vỡ hoặc các mối nối không được xử lý kỹ lưỡng có thể dẫn đến rò rỉ nước, thấm dột xuống trần thạch cao.

+ Thi công lắp đặt trần thạch cao sai kỹ thuật

Quá trình thi công lắp đặt trần thạch cao không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến các khe hở, ron nứt trên bề mặt trần, tạo điều kiện cho nước thấm dột. Việc sử dụng keo dán hoặc chất chống thấm không phù hợp cũng có thể khiến trần thạch cao bị thấm nước.

+ Sử dụng loại tấm thạch cao không phù hợp

Việc sử dụng loại tấm thạch cao thông thường cho những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp có thể khiến trần thạch cao bị thấm nước do loại vật liệu này không có khả năng chống ẩm tốt.

nguyên nhân trần thạch cao bị thấm nước

Cách sử lý trần thạch cao bị thấm nước

Khi chúng ta phát hiện trần thạch cao bị thấm thì chúng ta cần xử lý ngay tránh để tình trạng thấm nước diễn ra lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ mái trần thạch cao gây ẩm mốc ảnh hưởng sức khỏe,…

Để khắc phục hiệu quả tình trạng trần thạch cao bị thấm nước, cần thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định nguyên nhân gây thấm dột:

Đây là bước quan trọng nhất để có biện pháp khắc phục phù hợp. Cần kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống đường ống nước, mái nhà, sân thượng để xác định xem nguyên nhân tại sao mà trần thạch cao bị thấm nước.

+ Xử lý triệt để nguyên nhân gây thấm dột:

Tùy thuộc vào nguyên nhân, cần tiến hành sửa chữa đường ống nước bị rò rỉ, thi công chống thấm mái nhà, sân thượng hoặc thay thế tấm thạch cao bị hư hỏng.

+ Sửa chữa đường ống nước bị rò rỉ: Nếu như nguyên nhân do đường ống nước thì cần xem ống nước bị rò rỉ ở đâu và khắc phục vấn đề này sao cho nhanh chóng và triệt để.

+ Thi công chống thấm mái nhà, sân thượng: Cần lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp với diện tích, vật liệu mái và điều kiện khí hậu. Một số phương pháp chống thấm phổ biến như: sử dụng màng chống thấm, sơn chống thấm, bả chống thấm,…

+ Thay thế tấm thạch cao bị hư hỏng: Nếu tấm thạch cao bị thấm nước quá nặng và không thể sửa chữa được, cần thay thế bằng tấm thạch cao mới phù hợp với khu vực sử dụng.

cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước

Cách bảo quản trần thạch cao tránh thấm nước

Để có thể phòng ngừa hiệu quả vấn đề trần thạch cao bị thấm nước thì chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Lựa chọn vật liệu chất lượng cao:

Nên sử dụng tấm thạch cao chống thấm, chống ẩm mốc. Loại tấm thạch cao này được sản xuất với lớp sơn chống thấm, hai lớp thủy tinh phủ ở hai mặt và phần phôi cứng bên trong, giúp ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của nước và hơi ẩm.

Và sau khi thi công lắp thạch cao xong thì nên sử dụng các sản phẩm chống thấm chuyên dụng cho trần thạch cao, đảm bảo độ bám dính và khả năng chống nước cao.

+ Thi công đúng kỹ thuật:

Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm thi công trần thạch cao để đảm bảo chất lượng thi công, tránh sai sót dẫn đến thấm dột. Trong quá trình thi công thì cần kỹ lưỡng thực hiện đúng quy trình chống thấm cho các mối nối, khe hở giữa các tấm thạch cao, khu vực tiếp giáp với tường, dầm, sàn nhà,…

+ Bảo quản và bảo trì định kỳ:

Thường xuyên kiểm tra trần thạch cao nếu phát hiện sớm các dấu hiệu thấm dột, ẩm mốc, ố vàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Và thường xuyên nên vệ sinh trần thạch cao. Sử dụng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau chùi bề mặt trần thạch cao, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên mái nhà, sân thượng để tránh tình trạng nước đọng gây thấm dột.

trần thạch cao bị thấm nước

+ Thiết kế hệ thống chống thấm hiệu quả:

Thiết kế thêm lớp chống thấm trần nhà gốc kỹ lưỡng. Bởi lớp chống thấm này sẽ tạo thêm rào cản ngăn chặn nước thấm xuống trần thạch cao.

Và các bạn nên thiết kế hệ thống thông gió tốt. Giúp giảm thiểu độ ẩm trong nhà, hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trên các bạn có thể bảo vệ trần thạch cao khỏi hiện tượng thấm nước, ẩm mốc, ố vàng, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho công trình của mình. Chúc các bạn có thể khắc phục được triệt để vấn đề trần thạch cao bị thấm dột nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top