Tìm hiểu sản phẩm chống thấm Composite

Chống thấm composite là phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho mọi công trình hiện nay. Với khả năng chống thấm nước, chống lại sự ăn mòn của hóa chất, rỉ sét, chịu được áp suất lớn, có độ bền cao,… Có thể nói composite là vật liệu tối ưu nhất áp dụng rất nhiều trong các dịch vụ chống thấm, bọc phủ composite,… mà không có bất kỳ vật liệu nào có thể sánh kịp.

Tìm hiểu sản phẩm chống thấm Composite

Composite là một trong những vật liệu dùng để chống thấm còn có tên gọi khác là compozit. Sản phẩm này được tổng hợp từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như Polime, sợi thủy tinh, Sợi Amiăng, sợi Silic và một số hợp chất kim loại như thép, đồng, nhôm. Trải qua quá trình phối trộn tạo nên vật liệu có những đặc tính vượt trội hơn so với từng loại nguyên liệu tách rời. Như khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn hay rỉ sét từ hóa chất,…

chống thấm Composite

Điểm nổi bật

là hội tụ, kết tinh của những đặc tính vượt trội về khả năng chống thấm dột, chống mài mòn,… cùng độ bền của nó. Chính nhờ vào tính chất đó, composite có thể trực tiếp chống lại sự ăn mòn của thời tiết, thiên nhiên, các chất hóa học và chống thấm nước hoàn hảo. Sau đây là một số ưu điểm khi sử dụng giải pháp chống thấm bằng vật liệu composite bạn không thể bỏ qua:

  • Khả năng chống thẩm thấu nước, chịu nhiệt tốt. Chống tia UV, chống cháy tuyệt vời. Không bị lão hóa khi gặp sự biến đổi thời tiết, khí hậu đột ngột.
  • Khối lượng riêng của vật liệu nhẹ, khi khô sẽ tạo độ cứng bền vững, chịu được va đập và có thể uống kéo một cách dễ dàng.
  • Chống rỉ sét, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Tính năng chống ăn mòn tối ưu.
  • Sản phẩm không dẫn điện nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
  • Giá thành tương đối phải chăng, thấp hơn so với chất lượng và thời gian nó bền mang lại.
  • Màu sắc tươi sáng, phù hợp với các môi trường khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Dễ dàng thi công và sử dụng. Có tuổi thọ chống thấm cao.

Ứng dụng

Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực của đời sống khác nhau. Như chống thấm bể bơi; Chống thấm bể xử lý nước thải; Chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường ngoài, sàn hầm, chống thấm sân thượng, xử lý ăn mòn…. Và hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ loại vật liệu chống thấm nào có thể đạt được những tính năng vượt trội như vật liệu chống thấm composite.

ứng dụng chống thấm composite

Các vật liệu chống thấm gốc Composite và ứng dụng

Ngày nay, công nghệ sản xuất vật liệu chống thấm composite hiện nay rất đa dạng và phong phú. Cho phép người dùng áp dụng linh hoạt các giải pháp chống thấm khác nhau. Một số sản phẩm điển hình có thể kể tên như: Bọc composite FRP, màng chống thấm Composite, keo chống thấm Composite F – seal, nhựa chống thấm composite, sơn chống thấm composite, vữa chống thấm composite,….

Chúng tôi xin điểm danh một số dòng sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất.

Keo chống thấm composite

Đầu tiên là keo chống thấm composite, chúng có bản chất không ưa nước nên khi tạo màng, có khả năng ngăn chặn nước xâm nhập vô cùng hiệu quả. Loại keo này khi được gia cường bằng vải thủy tinh kết hợp với vải Tissue sẽ gia tăng độ bền cũng như tính ổn định cao đối với điều kiện môi trường khắc nghiệt bên ngoài.

Keo chống thấm composite

Và sản phẩm áp dụng công nghệ chống thấm composite mới nhất đó chính là Keo F-seal. Loại keo này có khả năng chống thấm tốt và có độ bền rất cao. Chúng được tạo nên bởi hai thành phần quan trọng là keo chống thấm composite và phụ gia đóng rắn.

Khi ở dạng lỏng, keo thẩm thấu vào các mao dẫn trong bê tông (và các sản phẩm cần chống thấm khác). Sau đó tự đóng rắn và lấp kín các mao dẫn, tạo chân bám chắc trong bê tông. Đồng thời với việc tạo thành một lớp màng chống thấm trên bề mặt bê tông thương phẩm.

Với việc kết hợp hai phương án chống thấm khuếch tán thẩm thấu và tạo màng ngăn trong sản phẩm. Keo chống thấm F-Seal đã tạo ra một bước tiến mới trong công nghệ chống thấm. Sản phẩm hiệu quả tối ưu trong việc xử lý các vết nứt gây thấm dột.

Ứng dụng: Keo chống thấm Composite có thể ứng dụng cho mọi hạng mục công trình như: Chống thấm sàn, mái, tường, nền móng, tầng hầm, nhà vệ sinh, lô gia, bồn cây, bể nước các loại, bể ngầm, bể bơi…

Màng chống thấm composite

Thừa hưởng những đặc tính ưu việt của chất liệu nhựa tổng hợp FRP. Sản phẩm màng chống thấm composite cũng được thiết kế nhằm gia tăng tuổi thọ; cũng như chống thấm và sự ăn mòn phá hoại của hóa chất, nước, chất thải… cho các công trình.

Màng chống thấm composite

Composite thường được thiết kế và sản xuất tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau. Lớp bọc composite FRP được thi công để tăng khả năng kháng ăn mòn của chi tiết cần bảo vệ ví dụ như bồn chứa hóa chất trong dây chuyền xi mạ sơn tĩnh điện, hay bồn chứa nước thải trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và dân dụng. Tùy theo từng loại axit với nồng độ cao hay thấp mà ta có thể sử dụng loại nhựa và sợi thủy tinh phù hợp trong quá trình thi công.

Ứng dụng các loại bọc phủ chống thấm bằng màng composite hiện nay rất đa dạng, nhiều chủng loại,…. Dễ dàng đáp ứng vô số các yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn như:

  • Bọc phủ composite các loại sàn tàu, tàu chở hàng.
  • Bọc phủ đường ống nước thải, không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm sinh hoạt.
  • Bọc phủ lót nền hồ chứa chất lỏng, axit và lót sàn.
  • Bọc phủ các bồn xi măng, sắt, inox, bê tông…
  • Bọc phủ cho nhà xưởng, nhà kho thường xuyên vận chuyển hay tiếp xúc với hóa chất, axit ăn mòn.
  • Chống thấm tầng hầm (bao gồm nền, tường,…), nền khu vệ sinh, mái nhà hay thậm chí sửa chữa chống thấm mái tôn bị dột,….

Quy trình chống thấm composite

Compostite vốn dĩ chất liệu là nhựa được pha chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo thành độ dẽo và độ bền cao. Tuy nhiên việc ứng dụng Compostite vào quy trình chống thấm thì đòi hỏi bạn cần phải có chuyên môn kĩ thuật cao; và một số yêu cầu về cần biết, dưới đây là thông tin bạn cần theo dõi:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm

Để đảm bảo độ bám dính tốt trên bề mặt và tránh những tạp chất khiến làm giảm hiệu quả liên kết vật liệu Compostite thì bạn cần phải làm sạch bằng cách sử dụng chổi, xọ và máy xịt rửa cao áp

Đối với những vị trí lồi lõm bạn cần xử lí búa đục để cắt tỉa cho bằng tránh trường hợp lớp vữa bong tróc trong quá trình thi công. Đây là công đoạn cực kì quan trọng bởi bước này ngăn ngừa thấm lại đến 80% nếu bạn chuẩn bị chu đáo, cẩn thận

Bước 2: Pha chế nguyên liệu Compostite

Quá trình pha chết bạn cần trọn theo tỉ lệ như sau: 1 kg xi măng + 1 lít Compostite, khi đó bạn sử dụng vật dụng để đánh đều hợp chất trên để tạo chất dạng dụng dịch cao cấp chất keo lỏng.

Quy trình chống thấm composite

Các yêu cầu cần có:

  • Đối với những công trình ngoài trời như sân thượng, sàn mái thì bạn cần tăng tỉ lệ vật liệu chống thấm lên 1/3 để tăng độ bền của vật liệu được lâu dài
  • Tuyệt đối không pha với những tạp chất hỗn hợp như nước, có thể nó sẻ làm giảm hiệu quả vật liệu, khi đó bạn sẻ tốn không ít chi phí và thời gian
  • Căn cứ vào diện tích thi công mà bạn có thể tăng nguyên liệu liệu lên, trung bình cứ 1 lít Compostite thì bạn có thể sơn được 10 m2 sàn

Bước 3: Thực hiện quét Compostite

Lúc này đây, bạn cần phủ vật liệu Compostite lên bề mặt ít nhất là 3 lớp, mỗi lớp cách nhau ít nhất là 8 tiếng để cho nguyên vật liệu được thấm sau vào sàn nhà, khi đó nó sẻ đông kết lại tạo nên chất liệu vững chắc.

Ở bước này các bạn cần chú ý một số yêu cầu như sau: Đối với những vị trí chân tường, góc cạnh thì bạn có gắng sơn quét sao cho vật liệu được tiếp xúc đầy đủ, còn những cổ ống xuyên sàn hay hộp kĩ thuật bạn có thể đổ trực tiếp vào quanh chân. Bước này bạn không nên cẩu thả, nguyên nhân thấm sàn hiện nay đa phần đến từ bước này.

báo giá chống thấm composite

Sau khi đã hoàn thành bước 3, đến lúc này bạn có thể trọn vữa, xi măng để cán nền, quá trình này đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật chuyên sau, tránh trường hợp để nước đọng lại trong quá trình thi công.

Báo giá chống thấm composite

Khi báo giá thi công chống thấm composite sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Vị trí thi công (chống thấm dột mái nhà, sân thượng, tầng mái hay sân vườn,..); Diện tích công trình thi công; Phương pháp thi công, Số lượng nhân công; giá vật liệu hoàn thiện, Phụ gia đi kèm,…. Do vậy, hoàn toàn khó thể đưa ra một mức giá chung cho tất cả các công trình. Quý khách có thể tham khảo giá chống thấm composite tại Phuongnamcons trong bảng báo giá dưới đây:

Tên Hạng Mục Đơn Vị Tính Đơn Giá (VNĐ)
 Chống thấm bằng vật liệu sợi thủy tinh Fiberglass Composite chuyên dụng m2 250.000
 Xử lí chống thấm bằng vật liệu Sơn Compostite m2 250.000
 Chống thấm bằng Màng khò Compostite m2 250.000
 Xử lý vết nứt gây thấm dột bằng Keo Composite m2 380.000

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thành có thể thay đổi theo THỜI GIAN, đơn vị thi công, cùng một số yếu tố phụ thuộc kể trên,… Vì vậy, để được báo giá chính xác nhất ở thời điểm hiện tại, bạn cần cung cấp thông tin cho bộ phận kĩ thuật chuyên môn để được báo giá sớm nhất. Hotline 0904411233

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top