Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 đơn giản, nhanh chóng chi phí thấp

Tầng 2 vốn được xem là vị trí lý tưởng để bố trí nhà vệ sinh bởi sự thông thoáng và tiện lợi. Tuy nhiên, vấn đề chống thấm ngược lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Nước thấm ngược từ nhà vệ sinh tầng 2 không chỉ gây hư hại cho trần nhà tầng 1 mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và thẩm mỹ của cả không gian. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp. Hãy cùng theo dõi để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những tác hại do nước thấm gây ra!

Chống thấm

Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh tầng 2

Thấm dột nhà vệ sinh tầng 2 là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

– Lỗi thi công:

+ Thi công chống thấm không đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thi công không cẩn thận dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước.

+ Thi công sai độ dốc sàn, khiến nước đọng lại và thấm xuống trần nhà tầng 1.

+ Lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, lavabo, vòi hoa sen… không đúng kỹ thuật dẫn đến rò rỉ nước.

– Hệ thống đường ống nước:

+ Đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ do va đập, sử dụng lâu ngày hoặc do chất lượng đường ống kém.

+ Các mối nối đường ống không được xử lý kỹ lưỡng dẫn đến rò rỉ nước.

+ Hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn khiến nước ứ đọng và thấm xuống sàn nhà.

– Vật liệu thi công:

+ Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp hoặc chất lượng kém dẫn đến khả năng chống thấm không hiệu quả.

+ Gạch ốp lát sàn nhà vệ sinh bị nứt vỡ, bong tróc tạo ra các khe hở cho nước thấm xuống sàn.

+ Mạch vữa giữa các viên gạch bị bong tróc, tạo điều kiện cho nước thấm qua.

– Các yếu tố khác:

+ Nứt, lún sàn nhà do kết cấu công trình yếu hoặc do quá trình thi công không đảm bảo.

+ Tác động của thời tiết như mưa lớn, nắng nóng khiến cho các vật liệu co ngót, nứt vỡ dẫn đến thấm dột.

Xác định nguyên nhân chính xác là bước đầu tiên để tìm ra được cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 được hiệu quả. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao nhà mình bị thấm nhà vệ sinh.

Chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh tầng 2 thấm nước gây hậu quả gì?

Nhà vệ sinh tầng 2 thấm nước là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ, kết cấu công trình và sức khỏe của gia đình bạn. Dưới đây là một số hậu quả tiêu biểu:

+ Ảnh hưởng đến thẩm mỹ:

Nước thấm dột tạo ra các vết ố vàng, bong tróc trên trần nhà, tường nhà và sàn nhà, gây mất thẩm mỹ cho không gian nhà vệ sinh và cả tầng 1. Không những vậy tình trạng ẩm ướt do thấm nước tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Ảnh hưởng đến kết cấu công trình:

Nước thấm lâu ngày sẽ làm yếu đi kết cấu của dầm, sàn, mái nhà, dẫn đến nguy cơ sập đổ, nứt tường, lún sàn. Gây hư hại cho các thiết bị điện, hệ thống điện âm tường, tiềm ẩn nguy cơ chập cháy, ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.

Không nhũng chỉ ảnh hưởng nhà vệ sinh tầng 2 mà khi nước bị thấm như vậy nhà vệ sinh tầng 1 cũng sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

+ Tốn kém chi phí sửa chữa:

Việc sửa chữa nhà vệ sinh thấm nước thường gây tốn kém chi phí và thời gian thi công lâu dài. Nếu như mà không được xử lý kịp thời, tình trạng thấm dột sẽ ngày càng lan rộng, gây hư hại nặng nề cho công trình và tốn kém chi phí sửa chữa hơn.

Để tránh những hậu quả trên, việc xử lý kịp thời và hiệu quả tình trạng nhà vệ sinh tầng 2 thấm nước là vô cùng quan trọng.

cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2

Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 triệt để

Để có thể chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 được một cách triệt để thì có rất nhiều cách khá nhau. Dưới đây là một số cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 nhanh chóng mà đơn giản nhất phụ nữ cũng có thể thực hiện được mà chi phí của nó cũng không quá cao:

Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng Siaka

Sika là thương hiệu uy tín cung cấp nhiều sản phẩm chống thấm chất lượng cao cho nhà vệ sinh. Dưới đây là hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng Sika:

– Chuẩn bị bề mặt:

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn và tường nhà vệ sinh để có thể loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất. Đối với các vết nứt, lún, rỗ cần trám vá bằng vữa hoặc keo chống thấm Sika chuyên dụng. Đảm bảo bề mặt thi công phẳng phiu, khô ráo và không có các vật cản.

– Lựa chọn sản phẩm Sika phù hợp:

Tùy vào nhu cầu và tình trạng nhà vệ sinh, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm Sika sau:

+ SikaTop Seal 107: Vữa chống thấm hai thành phần gốc xi măng, thi công bằng cách quét hoặc lăn.

+ SikaGard 700 E: Màng chống thấm dạng lỏng, thi công bằng cách quét.

+ Sikaflex 11 FC: Keo chống thấm polyurethane, thi công bằng cách bơm hoặc trám.

+….

– Thi công chống thấm:

Mỗi loại Sikak khác nhau thì sẽ có cách pha chống thấm khác nhau. Chính vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình thì sẽ có cách pha riêng. Để xem chi tiết quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika chi tiết các loại các bạn xem tại:

CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA

Chống thấm bằng sika

Chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng màng khò

Màng khò là phương pháp chống thấm hiệu quả, được sử dụng rộng rãi cho nhà vệ sinh tầng 2. Dưới đây là hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng màng khò:

+ Chuẩn bị bề mặt:

Cũng giống như chống thấm bằng sika thì trước tiên để có thể chống thấm được thì chúng ta cần phải vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ trước.

+ Thi công lớp lót:

Quét một lớp lót primer lên bề mặt sàn và tường nhà vệ sinh để tăng độ bám dính cho màng khò. Đợi lớp lót khô hoàn toàn trước khi thi công màng khò.

+ Thi công màng khò:

Trải màng khò lên bề mặt sàn và tường nhà vệ sinh, đảm bảo trải đều và không hở mép. Dùng máy khò nóng hơ lên màng khò để làm nóng chảy lớp nhựa bitum, giúp màng bám dính chắc chắn vào bề mặt. Chú ý khò đều tay để tránh làm cháy màng khò.

+ Lớp bảo vệ:

Sau khi thi công màng khò, bạn có thể thi công thêm lớp bảo vệ bằng gạch ốp lát hoặc đá hoa cương.

+ Kiểm tra lại bề mặt chống thấm

Chúng ta bơm ngập nước bề mặt nhà vệ sinh để như vậy trong vòng 24h kiểm tra độ kín của màng chóng thấm. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong cách chống thầm nhà vệ sinh tầng 2 khá hiệu quả.

Xem thêm: Giá màng khò chống thấm

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm trong suốt

Keo chống thấm trong suốt là một giải pháp chống thấm hiệu quả và thẩm mỹ cho nhà vệ sinh. Loại keo này có ưu điểm là không màu, không mùi, không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của gạch ốp lát và có thể thi công dễ dàng.

Dưới đây là hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng keo chống thấm trong suốt:

+ Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc. Xử lý các vết nứt, lổ hổng trên bề mặt bằng keo trám hoặc vữa. Để bề mặt khô ráo hoàn toàn trước khi thi công keo chống thấm.

+ Thi công keo chống thấm

Quét đều 2 lớp keo chống thấm lên bề mặt, mỗi lớp cách nhau 2-4 tiếng để khô hoàn toàn. Lưu ý khi quét keo vào các góc cạnh, khe hở và khu vực dễ bị thấm nước.

+ Hoàn thiện

Sau khi lớp keo chống thấm khô hoàn toàn, bạn có thể thi công ốp lát gạch hoặc sơn.

Lưu ý khi thi công:

Nên sử dụng loại keo chống thấm có chất lượng tốt, phù hợp với vật liệu thi công. Nên sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang khi thi công.

Xem thêm: Các cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả khác

keo chống thấm

Đó là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2. Rất mong những thông tin trên sẽ đem lại hữu ích cho các bạn giúp các bạn có thể chống thấm được nhà vệ sinh tầng 2 của mình được một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top