Nguyên nhân và cách chông thấm dột ban công hiệu quả
Trong số những khu vực cần được xử lý chống thấm trong căn nhà. Phần ban công vẫn luôn là một địa điểm khó xử lý nhất, do phải chịu nhiều những tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, ngày hôm nay Toàn Việt xin giới thiệu đến các bạn 2 giải pháp chống thấm ban công. Với hiệu quả cực tốt mà giá thành lại phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người sử dụng.
Table of Contents
Nguyên nhân của tình trạng thấm dột ban công
Thông thường, ban công bị thấm thường do các nguyên nhân chính sau:
- Do các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt chân chim… khi mưa nước mưa sẽ theo các vết rạn, nứt này ngấm xuống gây ẩm mốc.
- Thấm dột do đường cấp thoát nước gặp sự cố làm nước đọng lại lâu ngày gây thấm.
- Ban công bị thấm dột do quá trình thi công ẩu, sử dụng vật liệu, chất liệu chống thấm không hiệu quả, chất lượng…
- Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông: mùa hè bê tông xây dựng ban công sẽ nở ra, mùa đông nhiệt độ thấp sẽ co vào gây hiện tượng nứt, gãy…
- Sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng…
- Vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) của ban công không được xử lý chống thấm triệt để.
Và còn rất nhiều yếu tố khác nhau khiến ban công bị thấm nước hãy xử lý khắc phục kịp thời ngay nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.
Giải pháp chống thấm ban công hiệu quả
Ban công là một vị trí khá quan trọng trong mọi ngôi nhà và nếu không được bảo vệ đúng cách rất dễ bị thấm nước vào bên trong khiến cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp. Việc khắc phục tình trạng này ngay từ ban đầu sẽ rất cần thiết mà mọi người không thể bỏ lỡ.
Chống thấm ban công luôn khó, bởi khối lượng chống thấm không quá nhiều nhưng phức tạp do có nhiều góc, cạnh, cổ ống. Để chống thấm tốt, người thợ thi công phải phủ kín vật liệu chống thấm lên toàn bộ các góc, cạnh, cổ ống này.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chống thấm tại Hà Nội, Toàn Việt xin tư vấn giải pháp chống thấm ban công cực kỳ hiệu quả.
Chống thấm ban công bằng Sika
Chuẩn bị : Các sản phẩm Sika cần chuẩn bị: SiKa LaTex TH hoặc SiKa monotop 610, Sika Top Seal 107, Sika Proof Membrane.
Quy trình chống thấm ban công bằng Sika được thực hiện như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt chống thấm
Đây là 1 bước khá quan trọng ảnh hưởng đến kết quả chống thấm ban công lô gia. Nên mặc dù công việc không yêu cầu kỹ thuật cao nhưng phải thi công một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để bề mặt sạch sẽ, bằng phẳng.
+ Đục bỏ những ba dớ bê tông, tạp chất dư thừa bám trên mặt sàn, tường bê tông. Dùng bàn chải thép, có chỗ cần thiết mài cho sàn ban công lô gia phẳng sạch sẽ.
+ Những chỗ tường bê tông bị rỗ, khi đổ bê tông đá bị phân tầng và điểm tiếp giáp mạch ngừng bê tông đổ trước và đổ sau (nếu có).
+ Quét kết nối SiKa LaTex TH hoặc SiKa monotop 610; trám trét lại bằng vữa hoặc rót SiKa Grout vữa không co ngót cường độ cao, đảm bảo cho bê tông đặc chắc.
+ Vá lại mặt sàn, tường đảm bảo cường độ, không để lại khuyết tật bằng cách trám trét SiKa LaTex TH, SiKa monotop R hoặc SiKa dur 731.
+ Tô bo lại các cạnh góc lên chân tường, chân cột cao lên 15 – 20cm bằng vữa phụ gia chống thấm SiKa LaTex TH nếu cần thiết.
+ Bão hoà nước toàn bộ diện tích thi công ẩm nhưng không đọng nước trên mặt nền, sàn. Khoảng cách thời gian quét mỗi lớp chống thấm tối thiểu là 90 phút, phụ thuộc vào thời tiết.
Bước 2: Chọn loại vật liệu chống thấm
1/ Quét Sika Top Seal 107
Quét 2 lớp hoặc 3 lớp SiKa Top Seal 107 hai thành phần chống thấm thẩm thấu đàn hồi. Vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần SiKa top seal 107 có độ kết dính rất tốt với các bề mặt đặc chắc; không thấm nước và chống lại quá trình cacbonat hoá rất tốt.
+ Trộn SiKa top seal 107 : đổ thành phần A vào trước khuấy đều rồi đổ từ từ thành phần B vào thành phần lỏng; và vẫn khuấy đều bằng cần trộn điện có tốc độ thấp (khoảng 500 vòng/phút) sẽ tạo thành một loại hồ dầu sệt.
- Đối với mặt nền: Khi đã bão hoà nước toàn bộ diện tích thi công ẩm nhưng không được để đọng nước trên mặt nền.
- Đối với mặt tường đứng và nhẵn láng khi bão hoà nước bề mặt phải có khoảng cách thời gian nhất định; để hạn chế độ ẩm sẽ giúp cho việc quét chống thấm tốt hơn.
+ Thi công quét lớp thứ nhất để cho sản phẩm khô đông cứng lại sau khoảng 6 giờ (tuỳ thuộc vào thời tiết).
+ Lớp thứ ba cũng tương tự như trên.
+ Nên tiến hành các biện pháp phòng ngừa nếu các vị trí thi công chịu ảnh hưởng lớn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi nhiều gió.
2/ Tô vữa Sika Latex hoặc Sika Latex TH
SiKa latex là một loại nhũ tương Styrene Butađien cải tiến được trộn với xi măng hoặc vữa xi măng cát nhằm gia tăng tính kết dính và khả năng chống thấm. SiKa Latex là phụ gia chống thấm cao cấp và tác nhân kết nối mạnh.
+ Trộn vật liệu để quét lót kết nối:
- Dùng 1 lít SiKa Latex TH + 1 lít nước + 4 Kg xi măng = hồ dầu latex quét kết nối.
- Quét kết nối hồ dầu latex TH toàn bộ diện tích thi công chống thấm ( vừa quét lót kết nối hồ dầu latex đến đâu thì phải trộn vữa latex chống thấm tô ngay đến đó).
+ Trộn vật liệu để tô lớp vữa chống thấm:
- Tỷ lệ 1 xi măng + 3 cát trộn đều
- Tỷ lệ 1 lít SiKa latex TH + 3 lít nước trộn đều.
- Dùng thành phần nước SiKa latex TH trộn đều vào thành phần xi măng cát đã trộn sẵn, trộn đến khi đạt được độ dẻo độ sệt vừa ý.
Tiến hành tô lớp vữa chống thấm đã trộn ngay khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt.
Vệ sinh bề mặt tường, nền bê tông bên trong, ngoài bể chứa thật sạch sẽ trước khi bàn giao. Trong trường hợp thời tiết nắng nóng, nhiều giá thì phải tiến hành bảo dưỡng.
3/ Quét 3 lớp Sika Proof Membrane + tô 1 lớp vữa chống thấm Sika Latex TH
Sika Proof Membane dễ thi công, mau khô, không dung môi, sản phẩm là mầu đen.
Bước 3: Cách chống thấm ban công
+ Thi công lớp Sika Proof Membane thứ nhất (lót) pha với 50% nước, dùng cọ, lu lô, phun lên bề mặt bê tông khô, định mức khoảng 0,3Kg/m2.
+ Lớp Sika Proof Membane thứ nhất khô (sau khoảng 2 giờ) tiếp tục thi công lớp thứ 2, định mức khoảng 0,85Kg/m2
+ Lớp Sika Proof Membane thứ hai khô (sau khoảng 3 giờ) tiếp tục thi công lớp thứ 3, định mức khoảng 0,85Kg/m2
+ Lớp kết nối chống thấm Sika latex TH sẽ được thi công lên trên lớp Sika Proof Membane thứ 3, sau khi đã thi công được 4 giờ.
+ Trộn 1 lít SiKa Latex TH + 1 lít nước + 4 Kg xi măng = hồ dầu latex TH quét kết nối.
+ Trong khi lớp lót kết nối còn ướt, tiến hành tô lớp vữa chống thấm SIKA Latex TH (với định mức 1 lít SIKA Latex TH cho 1m2 độ dày 20mm). Với định mức 1 lít Sika Latex TH + 3 lít nước theo khối lượng trộn vữa 1 xi măng 3 cát.
Sơn chống thấm ban công
Trong các phương pháp trên thì việc sử dụng sơn chống thấm ban công đang được rất nhiều chủ nhà lựa chọn, bởi nó khá tiện lợi mà lại mang đến hiệu quả cao. Nếu lựa chọn phương pháp này, bạn có thể lựa chọn loại sơn chống thấm của Sơn Nippon để bảo vệ ngôi nhà của bạn một cách tối ưu nhất.
Các loại sơn chuyên chống thấm ban công hiệu quả
Sơn chống thấm để chống thấm cho sàn ban công với việc xử lý thành phần bằng hệ thống dây truyền hiện đại và tiên tiến. Giúp tổng hợp lên hợp chất polyurethane. Đây là thành phần chính của sơn có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các phân tử nước. Đảm bảo cho chất lượng công trình xây dựng luôn không xảy ra những tình trạng thấm nước.
Các sản phẩm sơn chống thấm hiệu quả:
- Sản phẩm sơn chống thấm của Sơn Nippon : Sơn chống thấm WP 200,Chất chống thấm WP 100
- Sơn Jupper
- Sơn poly urethane gốc dầu, gốc nước
- Sơn Maris Mariseal 250, Sikalastic 632R, Neoproof® PU W
Hướng dẫn chống thấm ban công
Quy trình thi công sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Chuẩn bị bề mặt thi công
Cần làm sạch bề mặt thi công và đảm bảo bề mặt bằng phẳng.
- Đối với nền nhà, sử dụng máy đầm nhà để nén chặt nền. Tránh trường hợp có khoảng không, khe hở trên sàn sẽ gây ra hiện tượng thấm dột, sụt lún sàn.
- Đối với tường, sử dụng giấy ráp để làm sạch và làm phẳng bề mặt trước khi sơn.
Tiến hành thi công sơn lót
Đối với công trình sử dụng sơn chống thấm màu, cần tiến hành thi công 1-2 lớp sơn lót trước khi sơn. Loại sơn lót thường sử dụng có màu trắng, được sơn đều với độ dày vừa phải.
Lưu ý: Phải đợi khô lớp sơn thứ nhất mới tiến hành sơn lớp lót thứ 2 khi thực hiện sơn 2 lớp sơn lót.
Thi công sơn chống thấm
+ Cách pha sơn: tùy thuộc vào từng loại sơn chống thấm khác nhau mà cách pha sơn cũng không giống nhau. Thợ thi công cần pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sơn chống thấm pha xi măng: Chuẩn bị hỗn hợp sơn chống thấm theo tỉ lệ 0.5L nước: 1kg xi măng: 1kg sơn chống thấm. Sử dụng máy khuấy chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp.
- Sơn chống thấm màu: Loại sơn này thường được pha trộn sẵn trong các thùng/ lon. Bạn chỉ cần sử dụng máy khuấy chuyên dụng để trộn đều sơn lên.
+ Thi công : Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất, tiến hành thi công 2-3 lớp sơn chống thấm. Thực hiện sơn áp dụng các nguyên tắc chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, một số đơn vị chống thấm còn sử dụng các vật liệu chống thấm khác như:
- Màng Chống Thấm Akfix PU Membrane 450
- Sản phẩm màng Chống Thấm Gốc Xi Măng Quicseal144
- Sử dụng màng Chống Thấm Gốc PU Neoproof PU W
- Neomax® Primer P11, Neomax 820, Neomax C102 Flex
Hoặc nếu như bạn cảm thấy phức tạp và khó khăn trong việc sử dụng các vật liệu chống thấm như trên. Thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp là áp dụng theo các cách chống thấm sân thượng. Bởi về cơ bản, đặc tính của ban công và sân thượng có phần tương tự nhau. Nên chắc chắn các cách chống thấm cho sân thượng cũng sẽ mang lại hiệu quả triệt để cho hệ thống ban công của công trình.
Tôi là Toàn Việt – Vừa là tác giả vừa là thợ chính chống thấm của công ty Toàn Việt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề làm chống thấm nhà vệ sinh cũ mới, chống thấm các loại tường và trần trên địa bàn Hà Nội. Cũng đã trải qua rất nhiều phương pháp thi công từ trước đến nay. Toàn Việt chúng tôi luôn đem lại sự yên tâm trong nghề đến khách hàng. Cho đến ngày nay, vật liệu chống thấm càng ngày càng tốt và đa dạng – giúp chúng tôi tăng chất lượng và thời gian bền vững cho mọi công trình hơn nữa. Hi vọng sẽ được chia sẻ những kỹ năng thực tế đến cho mọi người nhiều hơn