Hướng dẫn đổ bê tông cột, dầm, sàn mái hiện đại

Việc đổ bê tông cột, dầm, sàn mái đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cho công trình của bạn vững chắc theo thời gian. Đồng thời, khi lên đến sàn trên cùng. Bạn cần kết hợp với cả biện pháp chống thấm sàn mái. Để mang lại hiệu quả cả việc ngăn chặn nước ngấm vào trong. Thay việc phải làm bước này riêng biệt về sau rất vất vả.

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy trình đổ bê tông từng bước. Và trong mỗi bước cần lưu ý những gì.

1/ Kiểm tra cốp pha – cốp thép đan.

Để đảm bảo việc đổ bê tông đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta cần tạo khung lực để đỡ và giữ bê tông khi còn lỏng. Cần đảm bảo một vài yếu tố trong xây dựng như sau:

  • Vị trí đặt cốp pha chính xác.
  • Độ kín cốp pha tốt, tránh gây mất nước khi đổ.
  • Lắp đặt cốp pha phải chắc  – có khả năng chịu lực, không bị võng do độ nặng tổng thể tạo ra.

Để hiểu rõ, chúng ta cần lưu ý ở từng loại cốp pha.

dựng cốp pha cột

Cốp pha đổ cột: Chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí. Cốp pha đổ bê tông cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cốp không bị nghiêng, phình. Chắc chắn không bị nghiêng hay bật chân khi đổ bê tông vào.

Cốp pha đổ dầm: Dầm thường chúng ta phải chú trọng vào thành cốp. Nó phải thẳng, không bị phình ra khi đổ bê tông vào. Độ cao của thành đảm bảo chuẩn theo thông số kỹ thuật yêu cầu. Được đánh thăng bằng tốt.

Cốt pha cho mái: Riêng phần này phải đảm bảo được các cây chống đủ khỏe. Phân bố đều để đảm bảo khi đổ bê tông lên sẽ không bị võng. Không có hiện tượng bị cong khi trọng lượng bê tông lớn. Tránh thất thoát nước về ồ át vào một điểm nào đó trên bề mặt. Dễ tạo ra sự co ngót cho bê tông.

đan cốp thép mái

Cốt thép: Phải đảm bảo:

  • Đan đúng kỹ thuật.
  • Đảm bảo độ dài – độ phủ.
  • Chất liệu thép và độ lớn của thép đạt yêu cầu.

2/ Tính toán về mọi mặt khi đổ bê tông.

Trước khi trộn bê tông hoặc làm các biện pháp khác bổ sung như trát, xây, bảo dưỡng … Chúng ta cần chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng cho công việc nặng nhọc và kéo dài này. Thường chúng ta cần lưu ý đến những việc sau:

+ Nhân lực: Cần tính toán số lượng thợ cần thiết để cán bê tông, xúc đổ bê tông, trộn bê tông…

+ Định thời gian và tính thời gian thực tế làm: Điều này giúp bạn ấn định được giờ làm và định lượng công việc mất khoảng bao thời gian. Sẽ chuẩn bị tốt nhất, tránh được việc trộn vật liệu nhiều mà không kịp làm hết.

đổ bê tông

+ Chuẩn bị số lượng máy móc, các thiết bị máy móc hỗ trợ.

+ Phun nước rửa bề mặt cốp pha. Dọn dẹp sạch sẽ khu vực cần thi công đảm bảo chất lượng bê tông đạt hiệu quả cao nhất. Vì khi không làm sạch. Có thể sau này có tạp chất bên trong. Sẽ khiến bạn phải làm chống thấm sàn mái lại.

3/ Quy trình đổ bê tông và chống thấm sàn mái chi tiết.

Toàn bộ mọi điểm như cột, dầm, sàn dưới, sàn mái… Chúng ta đều có thể sử dụng chung một loại bê tông. Tùy thuộc vào mức độ tính toán để lựa chọn loại xi măng nào phù hợp. Có thể như: Xi măng Vicem Hải Phòng, Phúc sơn, Thành Công…. Cùng loại đá, loại sỏi và cát phù hợp.

Cũng có thể lựa chọn bê tông tươi sẵn của những công ty bê tông.

Vào quá trình đổ bê tông, chúng ta sẽ không bàn luận về cách trộn và loại máy hay sử dụng nhân lực để đưa bê tông lên. Chúng ta chỉ quan tâm đến cách đổ và những lưu ý khi làm thôi.

xi măng vicem

Đổ bê tông cột.

Do khi đổ bê tông cột, chúng ta đưa hỗn hợp từ trên cho rơi tự do xuống dưới. Theo trọng lực, các vật liệu to rơi xuống trước và nhanh hơn. Nên bao giờ phần chân bê tông cột cũng bị rỗ do thiếu chất lỏng xi măng cát. Bạn cần đổ trước hỗn hợp xi măng cát tỷ lệ xi măng cao xuống dưới cùng khoảng 10cm – 20cm. Tùy thuộc độ cao của cột bê tông.

Tiếp đến, đổ bê vào máng để cách miệng của cốp pha cột khoảng 1,5m. Cho bê tông rơi đều, dùng đầm dùi bê tông nhồi đều bê tông xuống dưới đến khi nào đến chiều cao cần thiết thì thôi.

đổ bê tông cột

Làm cột nào xong cột đó, tránh tình trạng tạo điểm ngưng. Sẽ làm phân lớp cho bê tông. Sau dễ bị nứt – gãy.

Đổ bê tông dầm mái.

Dầm mái thường có hai loại. Một loại có thể để cùng lúc và ghép cốp pha cùng với mái luôn. Một loại đổ tách rời, làm cốp pha tách rời. Được đổ xong mới thi công đổ bê tông mái.

Loại đổ cùng mái thường có chiều cao thấp từ 30- 40cm. Chịu lực ít, thường là ở các hộ gia đình, các công trình nhỏ. Khi đó, ghép cốp pha sẽ làm thành cách dầm vũng luôn cùng với mặt phẳng sàn. Nó sẽ thành khối liền không phân tách. Vẫn đảm bảo chịu lực nhỏ tốt.

Còn loại dầm lớn. Chúng ta sẽ đổ bê tông theo từng góc một, giật về một phía. Dạng như đổ giật cấp vậy. Chứ không đổ toàn bộ dàn đều bề mặt lên toàn bộ phần dầm.

đổ bê tông dầm

Chúng ta cũng sử dụng đầm dùi để nhồi đều bê tông cho những dầm lớn này. Để tạo liên kết tốt nhất với mặt sàn sau này. Và cũng để ngăn sự giãn nở giữa dầm và sàn tạo ra lực ép lẫn nhau gây nứt sàn. Khi thi công nên để khoảng cách tầm 2cm – 3cm so với mặt sàn.

Tạo mặt phẳng đều phía trên dầm. Đặt băng cản nước vào vị trí đó để vừa tạo liên kết vừa có lớp đàn hồi ngăn khe hở tốt nhất.

Chi tiết cách đổ bê tông cho sàn – tạo chống thấm sàn mái bằng trộn dung dịch vào bê tông.

Đây là phần quan trọng và ai cũng để ý đến nhất. Thường sàn bê tông sẽ rất rộng, có độ dày từ 10cm đến 20cm. Tùy vào từng loại sàn, loại công trình.

Với những sàn tầng dưới. Chúng ta không cần thi công có thêm biện pháp chống thấm sàn mái. Bởi nó hầu như không tiếp xúc với không gian bên ngoài. Nên sử dụng bê tông giống như đổ cột và dầm là đạt tiêu chuẩn.

chống thấm sàn mái

Nên phân ra từng khu vực để làm một lượt. Hết khu vực này lại làm tiếp đến khu vực lân cận. Làm giật từ góc cuối xa vị trí có thể lên xuống nhất (xa cầu thang). Về đến vị trí gần chỗ lên xuống được.

Câu hỏi đặt ra tại sao lại như vậy?

Bởi bề dày sàn không quá cao nhưng rộng. Nên chúng ta làm thành từng phần với diện tích từ 10m2 đến 15m2 một lần. Làm giật như vậy liên tục sẽ không tạo sự phân mảng cho bê tông. Sau này không có hiện tượng trượt tấm.

Còn về việc làm giật từ vị trí góc xa cầu thang chỉ để đảm bảo bạn có thể xuống được mà không giẫm lên bê tông mới mà thôi.

Riêng đối với tầng trên cùng cần kết hợp chống thấm sàn mái.

Để đảm bảo tốt nhất và tạo khả năng chống thấm sàn mái khỏi các yếu tố tự nhiên. Chúng ta cần trộn bê tông với dung dịch có khả năng ngăn nước dạng lỏng như: Water seal, master seal… Hoặc sử dụng ngay bê tông chuyên dụng có khả năng chống thấm tốt.

chống thấm tường nhà

Vòng quanh lớp bê tông sàn, cần cuốn băng cản nước V20. Giúp định vị vị trí, cũng như tạo một khoảng co giãn tốt cho bê tông về sau. Bởi nước chúng ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự chênh lệch thời tiết trong ngày và theo mùa khá rõ rệt. Rất dễ làm bê tông co ngót liên tục.

Nếu không có khoảng nhưng, chắc bê tông rất dễ bị ảnh hưởng.

Sau tất cả, mọi điểm bê tông đều cần bảo dưỡng đúng cách và đúng quy trình. Mọi công nhân thi công đều phải đảm bảo an toàn lao động, có bảo hộ khi ở trên cao. Máy móc cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Để mang đến hiệu quả công việc tốt nhất. Chất lượng bê tông cao nhất.

bảo dưỡng bê tông

Mọi tư vấn chi tiết khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới:

Hotline: 090.44.11.233

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top