Keo Pu Chống Thấm – Biện Pháp Chống Thấm Hiệu Quả

Là một trong những vật liệu chống thấm phổ biến trên thị trường, keo Pu chống thấm đang ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn. Thế giới keo chống thấm rất đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau khiến người ta phải loay hoay trong việc tìm hiểu từng dòng sản phẩm. Vậy hãy để bài viết này giải đáp chi tiết nhất những vấn đề bạn đang thắc mắc về keo Pu chống thấm.

keo pu chống thấm

Chi tiết về keo Pu chống thấm

Không phải ngẫu nhiên các loại keo chống thấm lại phải chia ra thành nhiều tên gọi, dòng keo khác nhau như vậy. Mỗi loại keo này lại có thành phần cấu tạo riêng từ đó khiến chúng có những đặc điểm nổi bật riêng.

Keo Pu Foam chống thấm là gì?

Keo Pu chống thấm có thành phần cấu tạo chính từ nhiều hợp chất hóa học khác nhau như: Polyol, Isocyanate, chất tạo bọt,… Nó còn được biết đến nhiều với cái tên khác là “keo trương nở“.

Khi máy phun cao áp chuyên dụng tác động lên, các thành phần trong keo chống thấm sẽ hòa quyện với nhau và tạo một lớp bọt xốp nhẹ không mùi. Bọt khí tạo ra có thể có màu tùy vào sản phẩm cấu thành, thường là trắng ngà, đỏ và xanh.

>> Tham khảo: Top 7 Loại Keo Chống Thấm Sân Thượng Tốt Nhất Hiện Nay

keo pu chống thấm

Ưu điểm của keo PU

Keo Pu chống thấm không phải ngẫu nhiên được ưa chuộng sử dụng mà do người ta đều hiểu rõ những ưu điểm của nó. So với các loại chống thấm khác, keo chống thấm vẫn cần có kỹ thuật để thi công nhưng bù lại nó mang đến các điểm vượt trội:

  • Tính đa năng: Bên cạnh việc có thể giúp các công trình chống thấm nước tốt thì keo Pu chống thấm còn có khả năng cách nhiệt rất đặc biệt. Các công trình sẽ ấm áp hơn vào mùa đông và mát mẻ hơn vào mùa hè. Ngoài ra nó cũng giúp ngăn sự xâm nhập của các loài côn trùng và không cho nấm mốc phát triển.
  • Tối ưu chi phí bảo dưỡng: Chi phí mua để đầu tư keo Pu chống thấm tương đối cao nhưng bù lại sau khi sử dụng bạn sẽ không cần bỏ thêm khoản phí nào để duy trì bảo dưỡng công trình nữa.
  • Tăng độ bền vững của vật liệu: Theo nghiên cứu thực tế cho thấy độ bền của vật liệu được tăng cường thêm 300% sau khi sử dụng keo Pu chống thấm. Nhờ vậy ộ bền của các công trình cũng tăng.
  • Giảm thiểu khả năng cháy, nổ công trình: Keo Pu chống thấm có tính hàn vì thế khi cháy nổ xảy ra nó có khả năng giúp công trình giảm mức độ cháy lan rộng ra các khu vực khác.
  • Chống thấm hoàn hảo trên mọi bề mặt: Vì được sử dụng theo hình thức phun, quét nên keo Pu chống thấm có thể áp dụng trên mọi bề mặt như tường nhà, cách ngăn, chống thấm sàn mái, mái nhà,… Độ tương thích của keo cũng đa dạng với nhiều vật liệu.

keo pu chống thấm

Ứng dụng của keo Pu chống thấm

Nhờ những ưu điểm vượt trội của mình, keo Pu chống thấm thường được áp dụng để ngăn thấm dột triệt để trong các trường hợp:

  • Có nước rò rỉ qua các khe nứt nhỏ hẹp của công trình  và vữa

  • Tại các khe hở của công trình, bơm keo vào vị trí này giúp giảm thấm dột nước từ các đường ống nước hoặc đường dẫn nước thải sinh hoạt.

keo pu chống thấm

Các loại keo Pu sử dụng phổ biến

Người sử dụng thường phân vân lựa chọn giữa các loại keo Pu chống thấm làm sao để giúp tuổi thọ công trình kéo dài tránh các rủi ro tốt nhất. Hiện nay hai loại keo Pu chống thấm được tìm hiểu nhiều nhất là AHP-669AHP-668.

Keo Pu chống thâm AHP-669

AHP669 là keo PU chống thấm có tính chất trương nở dẻo một thành phần. Nhìn chung là vật liệu thi công đơn giản. Khi bơm keo vào khe hoặc vết nứt rò rỉ nó sẽ phản ứng với nước và nở phình ra ngăn nước rò rỉ vào công trình.

Ứng dụng:

  • Áp dụng chống thấm  các khe vết nứt công trình và vữa.
  • Ngắn thấm dột từ các đường hầm, cống ngầm, tường cọc,…
  • Giảm thấm dột nước từ các đường ống nước hoặc đường dẫn nước thải sinh hoạt.

keo pu chống thấm

Đặc điểm:

  • Nguyên liệu có tính phâ tán nước nên không để nước tồn đọng trong khe nứt.
  • Sản phẩm có phản ứng nhanh, nở phình trong vòng 20 giây sau khi tiếp xúc nước, đóng khô hoàn toàn sau 1 – 2 tiếng.
  • Nguyện liệu không bị co rút, chất trương nở tạo bột hoàn toàn bao phủ lổ hổng và vết nứt.
  • Trương nở gấp 3 – 12 lần đạt hiệu quả chống thấm tốt.
  • Sau khi mở nắp không bị biến chất keo. Thời gian bảo quản lên tới 1 năm.
  • Khả năng chống kiềm và các axit nhẹ, không bị biến chất khi gặp nước biển.

Thông số kỹ thuật:

+ Ngoại quan sản phẩm: Chuẩn

+ Mật độ (g/cm³): 1.06

+ Độ bám dính (pa.s): 4.0 x 10²

+ Thời gian phản ứng (s): 21

+ Tỷ lệ trương nở khi gặp nước (%): 87

+ Tính ngậm nước (10 lần nước) (s): 30

+ Tỷ lệ nở tạo bọt (%): 550

keo pu chống thấm

Keo PU chống thấm AHP-668

AHP668 là keo PU chống thấm có tính chất trương nở dẻo một thành phần. Nhìn chung là vật liệu thi công đơn giản. Khi bơm keo vào khe hoặc vết nứt rò rỉ nó sẽ phản ứng với nước và nở phình ra ngăn nước rò rỉ vào công trình.

Ứng dụng:

  • Áp dụng chống thấm  các khe vết nứt công trình và vữa.
  • Ngắn thấm dột từ các đường hầm, cống ngầm, tường cọc,…
  • Giảm thấm dột nước từ các đường ống nước hoặc đường dẫn nước thải sinh hoạt.

keo pu chống thấm

Đặc điểm:

  • Nguyên liệu có tính phâ tán nước nên không để nước tồn đọng trong khe nứt.
  • Sản phẩm có phản ứng nhanh, nở phình trong vòng 5 – 10 phút sau khi tiếp xúc nước, đóng khô hoàn toàn sau 2 – 3 tiếng.
  • Nguyện liệu không bị co rút, chất trương nở tạo bột hoàn toàn bao phủ lổ hổng và vết nứt.
  • Trương nở gấp 1 – 25 lần đạt hiệu quả chống thấm tốt.
  • Sau khi mở nắp không bị biến chất keo. Thời gian bảo quản nửa năm.
  • Khả năng chống kiềm và các axit nhẹ, không bị biến chất khi gặp nước biển.

Thông số kỹ thuật:

+ Ngoại quan sản phẩm: Chuẩn

+ Mật độ (g/cm³): 1.10

+ Độ bám dính (pa.s): 7.2 x 10²

+ Thời gian phản ứng (s): 300

+ Chịu cường độ kéo (Mpa): 12

+ Tỷ lệ nở tạo bọt (%): 2000

keo pu chống thấm

Quy trình bơm keo PU chống thấm chi tiết

Đến đây rất có thể người sử dụng sẽ muốn biết các bơm keo Pu chống thấm để sử dụng. Quy trình này có thể tự làm tại gia nhưng cần thực hiện theo các bước lần lượt để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Bước 1: Đầu tiên bạn kiểm tra và vệ sinh bề mặt, xác định vị trí vết nứt để bơm keo Pu chống thấm.

Bước 2: Sau đó dùng mũi khoan 12-14 mm khoan lỗ theo độ dày của bê tông, góc khoan nghiêng 45 độ so với bề mặt, khoảng cách giữa các lỗ có thể từ 15cm đến 25cm.

Bước 3: Làm sạch các lỗ vừa khoan.

Bước 4: Đặt đầu kim bơm vào lỗ vừa khoan. Nếu đầu kim không thể đặt sát vào trong lỗ, dùng thiết bị vặn đai ốc để cố định đầu kim thật chặt ngăn chất chống thấm bị tràn ra ngoài.

Bước 5: Cuối cùng sau khi cài đặt kim bơm xong, dùng máy bơm áp lực cao chuyên dụng bơm vào cho đến khi thấy keo PU – Epoxy tràn ra bề mặt thì ngưng.

>>> Tham khảo: Cách bơm Foam chống thấm hiện đại

Lưu ý: Trong có thể bơm nước vào trong khe nứt trước khi bơm keo PU chống thấm nếu tường hoặc bề mặt quá khô để đạt được hiệu quả cao nhất.

keo pu chống thấm

Những lưu ý khi thi công chống thấm bằng keo Pu

Thi công keo Pu chống thấm là quá trình phức tạp đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm nhất định để quá trình diễn ra suôn sẻ và đạt kì vọng. Tuy nhiên nếu bạn là người mới lần đầu thì chỉ cần chú ý đến các điểm sau đây để có thể tiến hành đạt hệu quả tốt nhất:

  • Sau khi thi công chống thấm theo hướng dẫn bạn cần chờ đến ngày tiếp theo để đánh giá được tình trạng chống thấm. Nếu bề mặt vẫn bị thấm thì nên tiếp tục thực hiện bơm keo Pu chống thấm thêm lần nữa.
  • Bạn nên dùng bình xịt nước hoặc dầu chống rỉ sét để vệ sinh súng bắn keo, bảo quản súng cho lần sử dụng kế tiếp.
  • Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc này và thực hiện chưa thể thành công, các bạn nên lựa chọn đơn vị chống thấm dột tại Hà Nội để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất. Hãy liên hệ đến hotline 090.44.11.233 để được tư vấn miễn phí 24/7 nhé.

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top