Tiêu chuẩn chống thấm bê tông : vật liệu – thi công – nghiệm thu

Chống thấm sàn bê tông là việc ngăn chặn nước dạng lỏng xâm nhập hay lan tràn vào kết cấu bên trong. Việc áp dụng tcvn chống thấm bê tông trong các vật liệu chống thấm bê tông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhất là trong quá trình cải tiến chất lượng xây dựng. Tiêu chuẩn chống thấm bê tông là một trong những yêu cầu cần có để giúp cho các kĩ sư, nhà thầu thi công dễ dàng hình dung hơn, thực hiện đúng các yêu cầu về kĩ thuật chọn vật liệu, phương pháp thi công sao cho hiệu quả.

Tiêu chuẩn chống thấm bê tông

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 367 : 2006 (VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TRONG XÂY DỰNG) hiện là tiêu chuẩn duy nhất giúp các công nhân, kỹ sư có cái nhìn bao quát về công việc chống thấm. Ngoài tiêu chuẩn chủ yếu này ra còn có một số tiêu chuẩn khác liên quan đến chống thấm như :

  • TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum.
  • TCVN 9974:2013 – Vật liệu xảm chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
  • TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hưỡng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
  • TCVN 5718:1993, Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
  • Dựa vào các tiêu chuẩn trên. Chúng tôi cũng đã phân loại các loại vật liệu, các cách thi công chống thấm sao cho khoa học nhất có thể.

Tiêu chuẩn phân loại vật liệu chống thấm cho sàn bê tông

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 367:2006 – TCXDVN phân loại vật liệu chống chấm như sau.

Phân loại theo tiêu chuẩn nguồn gốc

Chất chống thấm hỗn hợp (hữu cơ + vô cơ): Có từ 2 thành phần trộn với nhau, phổ biến trong lĩnh vực xây dựng.

  • Chất chống thấm hữu cơ: Thường là dung dịch dạng bột hòa tan, lỏng. Có nguồn gốc từ polime và bitum nên khi khô sẽ tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt tường, chống xâm thực của nước. Vật liệu hữu cơ an toàn, thân thiện với môi trường. Một số nhãn hiệu chống thấm hữu cơ đó là Index, Rainkote, Radcon, Sankote, Sika…vật liệu chống thấm hữu cơ sika
  • Chất chống thấm vô cơ: Một số vật liệu như xi măng Saka cho chế tạo vữa không co ngót, chống nước, chống nứt tốt cho bê tông. Vật liệu chống thấm silicat phun thẳng vào bê tông tạo ra bề mặt chống thấm ngay trong mao mạch rỗng. Chất Intoc chống thấm tinh thể lỏng thẩm thấu, ăn sâu vào mao mạch bê tông để kháng nước. Sơn bảo vệ Si-Rex03 công nghệ cao không chỉ kháng nước, tự làm sạch mà còn kháng nấm mốc, làm bền màu. Hay vật liệu chống thấm ngược Penetron bít kín mao dẫn, chống lại các đường dẫn nở của bê tông.

Phân loại theo tiêu chuẩn trạng thái vật liệu

1/ Vật liệu dạng lỏng:

  • Không có chất dung môi
  • Dung môi hữu cơ
  • Dung môi nước

2/ Vật liệu dạng paste: Hỗn hợp đặc sệt (hồ – keo) như vữa/ sơn epoxy.

tiêu chuẩn chống thấm bê tông

  • 1 thành phần
  • Nhiều thành phần (thường là vật liệu khô trộn với lỏng)

3/ Vật liệu dạng rắn

  • Dạng thanh: Thường thấy đó là thanh trương nở (waterstop) hay thanh cản nước. 
  • Dạng tấm trải: Được làm bằng bitum, gia cố thêm thủy tinh sợi, lớp khoáng đá/cát.
    Dạng băng (waterbars): Băng chống thấm bê tông được làm từ nhựa PVC cao cấp, ngăn cản bất kỳ sự thẩm thấu nào, kể cả khi quá trình nứt vỡ mạch ngưng xảy ra.

băng cản nước

  • Dạng hạt.

Yêu cầu về vật liệu chống thấm

Yêu cầu về băng cách nước cho khe co dãn

  • Không được cho nước xuyên qua;
  • Chiều rộng băng lớn hơn 200mm;
  • Đường kính hoặc chiều rộng của gân giữa to hơn 10mm;
  • Độ dãn dài của gân giữa của băng to hơn 200%. (Tuỳ thuộc vào yêu cầu chuyển vị của khe lún);

Yêu cầu về gioăng cách nước cho các mối nối nguội

Đối có loại tấm:

  • Chiều rộng không to hơn hoặc bằng 150mm;
  • Bên trong môi trường kiềm.

Đối với những dòng vật liệu trương nở

  • Cạnh nhỏ nhất hoặc đứờng kính trong khoảng 10mm trở lên;
  • không nở sớm hơn 24 giờ kể từ khi xúc tiếp mang nước.

Vật liệu chống thấm chuyên dụng cho sàn đáy

  • Không được cho nước xuyên qua;
  • Chiều dày từ 3mm trở lên;
  • Nối với nhau bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và lúc tiếp xúc mang nước.

Các tiêu chuẩn khác được áp dụng cho sơn, vật liệu chống thấm

TCVN 2090: 200 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
TCVN 2093: 1993 Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
TCVN 2096: 1993 Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
TCVN 2097: 1993 Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
TCVN 2099: 2013 Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
TCVN 2100-2: 2007 Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
TCVN 8267-3: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
TCVN 8267-4: 2009  Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
TCVN 8267-6: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
TCVN 8653-4: 2012 Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
TCVN 8653-5: 2012 Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
TCVN 9067-2: 2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền chọc thủng động
TCVN 9067-3: 2012 Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền nhiệt

Tiêu chuẩn chống thấm công trình

Cấp chống thấm của bê tông thường được đánh giá theo tiêu chuẩn GOST (GOST 4795-53 và GOST 4800-59) của Nga. Trong đó, cấp độ thường xuyên được nhắc đến nhất là B6, B8, B10 và B12. B6 là cấp độ chống nước dành cho sàn mái không che chắn. Hay các sân thượng của nhà cao tầng. B8 là cấp độ chống thấm của bê tông, tường nhà. B10 và B12 dành cho các công trình tầng hầm sâu hoặc công trình cống thủy lợi.

Tham khảo : Cấp chống thấm bê tông

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu chống thấm

Dưới đây là tiêu chuẩn quy định trong việc thi công và nghiệm thu chống thấm bê tông được áp dung:

tiêu chuẩn chống thấm bê tông

Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt

Thực hiện chuyển hướng dòng nước, hơi ẩm. Các tấm trải Bitum, sơn chống thấm là sản phẩm được ứng dụng cho nguyên lí này, về bản chất ở đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn lây lan của nước. Nếu màng bitum hoặc tấm trải bị thủng sẻ khiến cho công trình bị thấm nước bình thường.

trải màng bitum chống thấm

Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối

Ngăn ngừa thấm nước toàn bộ phần phần bên trong, phối trộn vật liệu chống thấm để cả khối có thể kháng nước hoàn toàn. Phương pháp chống thấm này được ứng dụng trong quá trình trọn vữa xi măng, gia đoạn đang thực hiện công tác xây tô để chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, tầng hầm.

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu chống thấm

Ở phương pháp này thì hiệu quả ngăn nước cực kì cao tuy nhiên giá thành cũng không mắc nên quý khách hàng nên cân nhắc trước khi thực hiện chống thấm cho căn nhà bạn

Tiêu chuẩn chống thấm chèn, lấp đầy

Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét kín trên bề mặt thì sẻ thẩm thấu sâu vào bên trong, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm.

phun chống thấm

Phương pháp này giúp cho bề mặt kháng nước tuyệt đối, độ dày yêu cầu đạt tối thiểu 5mm và cũng tùy thuộc vào thành phần, chất liệu.

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top