Quy trình thực hiện thi công chống thấm cho nhà cũ hiệu quả
Ngôi nhà bạn đang ở được xây dựng cách đây gần 20 năm nên không được chú ý về công tác chống thấm xây dựng. Trong quá trình sử dụng, xuất hiện hiện tượng tường nhà ẩm, đổ mồ hôi, hoặc thi thoảng trần nhà có nước đọng giọt. Bạn đang cần tìm đơn vị thi công chống thấm cho nhà cũ hiệu quả để khắc phục các hiện tượng trên.
Table of Contents
Tại sao cần chống thấm nước cho nhà cũ?
Chống thấm là một phương pháp để bảo vệ cho ngôi nhà. Để chống chọi với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Chống thấm như một bộ “áo giáp”. Giúp cho ngôi nhà bạn không bị ảnh hưởng bởi các tác động trực tiếp từ môi trường.
1/ Tăng giá trị ngôi nhà
Các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20-40 micromet. Khi các bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt. Thẩm thấu vào bên trong theo các mao quản (mao dẫn) từ đó gây ra hiện tượng thấm.
Không phải ai cũng có điều kiện để có thể mua nhà mới. Hay định kỳ sửa sang bảo dưỡng lại toàn bộ căn nhà trong quá trình sử dụng. Ngôi nhà cũng giống như các đồ vật hay các thiết bị khác đều có độ bền và tuổi thọ của nó.
Tường nhà cũ nếu khi xây không chống thấm hiệu quả thì sẽ bị nứt, bị nấm mốc. Vừa không an toàn lại mất mỹ quan, làm giảm giá trị thẩm mỹ của căn nhà đi rất nhiều. Vì vậy khi bạn chống thấm cho nhà cũ sẽ tăng giá trị của ngôi nhà lên rất nhiều.
2/ Nhà cũ bị thấm dột gây nên nhiều tác hại
Nhà xây sau nhiều năm sử dụng chắc chắn sẽ có những hư hỏng. Đặc biệt là thấm dột gây nên rất nhiều phiền toái. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình bạn. Những tác hại có thể kể đến là:
- Giảm tuổi thọ công trình nếu nghiêm trọng có để dẫn đến đổ hay sập nhà.
- Làm mục nát, bong tróc phồng rộp tường gây xấu xí ngôi nhà.
- Là môi trường lý tưởng thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn phát triển sinh xôi gây gại cho sức khỏe.
- Các vết nứt, gãy sẽ nhanh chóng được lan rộng ra
- Có thể gây rò rỉ điện trong nhà thông qua mối nối, rất nguy hiểm có thể dẫn đến hiện tượng cháy nổ.
- Gây mục nát và han rỉ các phần bằng kim loại, vặn xoắn kết cấu dầm, sàn.
- Giảm độ bền của các thiết bị điện tử như tivi ,tủ lạnh,…
- Giảm không gian sinh hoạt. Tạo ra một môi trường sống khó chịu cho các thành viên trong nhà.
Những hàng mục cần chống thấm dột cho nhà cũ
1/ Khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh
Khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi trong nhà tiếp xúc nhiều và trực tiếp với nước nhất. Khu vực bếp hay bồn rửa tay cũng không có nhiều đường ống, đường thoát hay nhiều ngóc ngách như khu vực này.
Tại Việt Nam có kiến trúc phổ biến là nhà ống. Thông thường nhà vệ sinh sẽ đặt ở trục cầu thang và kèm đó là ống hộp kỹ thuật. Ống hộp kỹ thuật nhà vệ sinh là nơi chứa các đường điện, đường nước và cáp mạng xuyên tầng.
Nếu để bị thấm dột, ẩm ướt, rò rỉ nước vào trục ống kỹ thuật này. Thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết. Nên khi muốn chống thấm cho nhà cũ không thể bỏ qua khu vực quan trọng này.
2/ Vị trí tường nội thất, ngoại thất
Tường nhà cả nội thất và ngoại thất sau một thời gian sử dụng. Nếu không được chống thấm tốt sẽ gây ra hiện tượng nứt, bong tróc, nấm mốc phát triển. Ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong nhà đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
Tường nhà bị thấm có thể là do vị trí của các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, giáp lai tường nhà hay rãnh nước trên sàn mái… Thông qua các vết rạn nứt chân chim, nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới thấm lên. Để lâu ngày tường nhà sẽ bị thấm nước. Rồi trục tiếp gây mục vữa lớp sơn nước và tạo thành các mảng loang lổ.
Nước từ sàn nhà phòng tắm, nhà vệ sinh, bắt nguồn từ vị trí ống thoát nước sàn. Từ đây nước sẽ lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt. Và làm xuất hiện tình trạng mảng tường bị rạn nứt. Một trong những nguyên nhân chính khiến tường bị thấm ẩm.
Tường bên ngoài là nơi chịu tác động trực tiếp bởi những tác nhân bên ngoài. Thế nên càng cần được bảo vệ hơn để cho ngôi nhà có được kết cấu khỏe khoắn hơn.
3/ Khu vực trần nhà, sàn mái
Trần nhà bị thấm ẩm, rò rỉ nước là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở mọi căn nhà. Có thể do tác động nào đó đã khiến nước thấm dột vào bên trong. Điều này gây mất tính thẩm mỹ và lâu ngày sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ về cơ sở vật chất.
Nhà bạn có thể để ẩm tường hoặc ẩm sàn nền. Chứ mái nhà mà dột thì sẽ gây ra rất nhiều điều phiền toái. Cảnh đem xô chậu hứng nước mỗi khi trời mưa đã là một phiền toái. Hay như trần nhà bị loang lổ cũng hết sức khó chịu, mất mỹ quan vô cùng.
Vậy nên khu vực này cũng là nơi nhất định cần chống thấm cho nhà cũ. Nếu bạn muốn nhà mình đẹp hơn có cuộc sống không phiền toái vậy thì nhất định không nên bỏ qua khu vực này.
Quy trình thực hiện thi công chống thấm cho nhà cũ hiệu quả
Từ kinh nghiệm hoạt động của các chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm xây dựng. Chúng tôi xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết chất lượng thi công chống thấm cho nhà cũ có hiệu quả cao. Đây cũng chính là những tiêu chí để bạn xem xét, đánh giá ngay trong quá trình thợ kỹ thuật triển khai công việc.
1/ Lựa chọn vật liệu chống thấm
Không cẩn trọng ngay trong khâu lựa chọn vật liệu chống thấm tường nhà. Hoặc bất kỳ vị trí nào khác trong căn hộ đang sử dụng không phải thói quen của thợ lành nghề.
Việc lựa chọn vật liệu, phụ gia ngăn ngấm nước phù hợp với vị trí và đặc điểm địa chất thi công hết sức quan trọng. Chỉ thực sự chọn được vật liệu chống thấm tốt nhất sau khi khảo sát thực tế vị trí bị rò rỉ nước.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, chống thấm tường nhà. Với các mức giá, cách thức sử dụng khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ có 2 kiểu vật liệu chống thấm xây dựng là dùng hóa chất chống thấm dạng bột, dung dịch hoặc dùng màng chống thấm.
Bột chống thấm có thể được đóng thùng dưới dạng hỗn dịch. Được sử dụng luôn hoặc phải tự pha chế theo tỉ lệ. Nếu bạn chọn dạng bột chống thấm tự pha để tiết kiệm chi phí. Thì cần chú ý làm theo đúng hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả cao.
Màng chống thấm thường được sử dụng để thực hiện với để xử lý chống thấm ở diện tích trải rộng, lớn. Với việc xử lý chống thấm dột nhỏ, lẻ. Không nên sử dụng loại vật liệu chống thấm này nhằm tránh lãng phí. Tùy theo đặc điểm vị trí, vật liệu thi công chống thấm dột. Mà lựa chọn phương pháp thi công khò nóng hay khò lạnh.
2/ Thi công chống thấm nhà cũ mang hiệu quả triệt để
Dù lựa chọn loại vật liệu chống thấm cho nhà cũ dạng bột, dung dịch hay màng co. Cũng đều phải tuân thủ quy trình thi công chuẩn. Sau đây là quy trình thi công đối với loại vật liệu chống thấm là dung dịch hóa chất. Đó có thể là việc chống thấm bằng vật liệu Sika hoặc Flinkote,…
Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công
Để tăng độ bám dính cho vật liệu chống thấm tường nhà. Việc loại bỏ mọi bụi bẩn, màng nhện hoặc dầu mỡ, muội bếp là hết sức cần thiết. Bởi nó có ảnh hưởng tới chất lượng các khâu phía sau.
Đối với các bức tường bị ngấm nước nghiêm trọng, cần phá bỏ lớp vữa cũ, tạo rãnh khe để thoát hết hơi ẩm còn lại. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa chống thấm công trình mới và chống thấm cho nhà cũ.
Bước 2: Tiến hành quét lót lớp
Tiến hành quét lót lớp đầu tiên và để một thời gian đủ để lớp dung dịch này thẩm thấu sâu vào trong lớp vữa, bê tông. Sau khi lớp này khô thoáng, tiến hành quét phủ tiếp 2 – 4 lớp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà. Mỗi lớp khi quét/ phun cần đi theo 1 chiều nhất định và lớp sau vuông góc với lớp trước.
Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp là sơn lại tường nhà cũ để đảm bảo vừa đạt hiệu quả chống thấm tốt, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao.
Bước 3: Hoàn thiện
Hoàn tất việc chống thấm cho nhà cũ bằng cách trát phủ lớp vữa xi măng cát hoặc gạch men.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản của quy trình chuẩn thực hiện thi công chống thấm cho nhà cũ. Mang lại hiệu quả triệt để. Nếu bạn cần thêm thông tin hướng dẫn hoặc muốn tìm đơn vị thi công chống thấm cho nhà cũ hiệu quả triệt để, hãy gọi hotline 090.44.11.233
Xin chân thành cảm ơn!