Cấp chống thấm của bê tông

Trong hầu hết các công trình hiện nay, dù là nhà dân sinh hay các công trình công cộng. Vật liệu bê tông được sử dụng gần như 100% có mặt trong mọi công trình. Tuy nhiên, mọi người ai cũng đều rất quan tâm đến khả năng chống thấm dột của nó. Nhất là các công trình thủy lợi, tầng hầm. Vậy cấp chống thấm của bê tông là gì? Nó nó những cấp độ nào?

Hãy cùng chống thấm dột Toàn Việt tìm hiểu về việc này.

Tìm hiểu chung về cấp chống thấm của bê tông

1/ Cấp độ chống thấm của bê tông là gì?

Cấp độ chống thấm của bê tông hay thường là bê tông cốt thép: Là khả năng vật liệu khi ổn định ở thể thống nhất chống lại thủy lực và băng giá ở từng điều kiện môi trường bên ngoài nhất định. Hay nói đơn giản đó là khả năng ngăn cản nước thẩm thấu qua bề dày của lớp bê tông được tạo ra.

chống thấm tầng hầm

Tùy theo mác bê tông, độ dày của lớp bê tông cốt thép và độ sâu của bê tông bị ngâm mà chúng ta có thể sử dụng các cấp chống thấm của bê tông khác nhau.

Cấp bê tông chống thấm phụ thuộc vào mác của bê tông và phụ gia chống thấm.

Mác của bê tông là chỉ sự chịu áp lực sau hết thời gian đông kết. Để hiểu rõ hơn về sự đông kết và thời gian đông kết. Bạn đọc chi tiết tại: Thời gian bảo dưỡng bê tông

Trong khi trộn và đổ bê tông, có rất nhiều yêu cầu khác nhau theo mục đích sử dụng bê tông. Có nơi chỉ cần chịu lực tốt, nơi cần chống thấm, nơi dễ bị sụt lún… thì khi đó sẽ đưa các phụ gia tương ứng vào bên trong bê tông. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung nói đến bê tông được thêm phụ gia, vật liệu hỗ trợ chống ngấm nước như: Dung dịch gốc silicat, băng cản nước – chống co giãn bê tông…

chống thấm tường nhà

Có bao nhiêu mác bê tông? Cấp độ chống thấm thường sử dụng? Phụ gia chống ngấm nước?

Khi nhắc đến mác bê tông, có lẽ chúng ta không thể nào kể ra hết được. Chúng tôi chỉ xin đưa ra một số mác bê tông thường dùng hiện nay mà thôi. Đó là: M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400. Đây là những mác bê tông thông dụng cho việc xây dựng nhà cửa đến các công trình thủy lợi, nhà cao tầng hiện nay.

Cấp chống thấm của bê tông thường được đánh giá theo tiêu chuẩn GOST (GOST 4795-53 và GOST 4800-59) của Nga. Trong đó, cấp độ thường xuyên được nhắc đến nhất là B6, B8, B10 và B12.

B6 là cấp độ chống nước dành cho sàn mái không che chắn. Hay các sân thượng của nhà cao tầng.

B8 là cấp độ chống thấm cho tường nhà vệ sinh, tường nhà.

B10 và B12 dành cho các công trình tầng hầm sâu hoặc công trình cống thủy lợi.

chống thấm sân thượng

Phụ gia ngăn nước cho bê tông và vật tư hỗ trợ bê tông thường dùng gồm: Các thành phần trộn gốc polime-silicat, dung dịch lỏng bitum… Và kèm theo là các loại băng cản nước, các chất thẩm thấu từ mặt ngoài bê tông….

Các phương án đổ bê tông chống thấm

Hiện nay, trong xây dựng chủ yếu thi công đổ mái -trần… bằng bê tông tươi. Do vậy, nếu bạn yêu cầu hoặc nhờ đến tư vấn của công ty TNHH xây dựng chống thấm Toàn Việt. Bạn sẽ được phân tích và chỉ ra nên sử dụng các biện pháp thi công nào tốt nhất để ngăn nước hiệu quả khi đổ bê tông.

Phương pháp sử dụng tốt nhất để làm chống thấm cho bê tông đó là:

  • Đưa phụ gia chống nước tốt vào bê tông tươi khi trộn.
  • Các bề mặt ngoài, các lớp ngăn bê tông – nối bê tông dùng băng cản nước.
  • Thực hiện kỹ thuật bảo dưỡng bê tông chuẩn trong thời gian chờ đông kết.

Tham khảo: Cách đổ bê tông sàn – giầm – mái

Lựa chọn cấp chống thấm của bê tông

1/ Bê tông thông thường

  • Mác :Từ 10MPA – 50 Mpa
  • Độ sụt/ độ chảy :Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 ( cm)
  • Chống thấm:B2-B12
  • Cường độ:Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
  • Nhiệt độ:Thấp nhất 28 độ C
cấp chống thấm của bê tông
Cấp chống thấm của bê tông

2/ Bê tông Sufat

  • Mác:Từ 30MPA – 50 Mpa
  • Độ sụt/ độ chảy:Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 ( cm)
  • Chống thấm:B8-B12
  • Cường độ:Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
  • Nhiệt độ:Thấp nhất 28 độ C

3/ Bê tông chảy

  • Mác:Từ 40MPA – 70 Mpa
  • Độ sụt/ độ chảy: Độ chảy từ 500-700 (mm)
  • Chống thấm:B10-B12
  • Cường độ:Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
  • Nhiệt độ:Cao nhất 28 độ C khi vận chuyển đến công trường

đổ bê tông

4/ Bê tông cường độ cao

  • Mác:Từ 50MPA – 70 Mpa
  • Độ sụt/ độ chảy: Tính công tác cao, độ sụt >= 18+- 2 ( cm) hoặc độ chảy xòe (Flowing) 500-:-700 mm
  • Chống thấm:B10-B12
  • Cường độ:Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ nhanh
  • Nhiệt độ:Cao nhất 28 độ C khi vận chuyển đến công trường

5/ Bê tông lạnh – ít tỏa nhiệt

  • Mác: Từ 30MPA – 70 Mpa
  • Độ sụt/ độ chảy: Tính công tác rất cao, độ sụt >= 18+- 2 ( cm) hoặc độ chảy xòe (Flowing) 500-:-700 mm
  • Chống thấm: B10-B12
  • Cường độ:Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ nhanh
  • Nhiệt độ:
    1. Nhiệt độ nguyên vật liệu đầu vào được kiểm soát ở mức thấp nhất
    2. Đảm bảo nhiệt độ bê tông tươi tại công trường và nhiệt độ trong lòng khối bê tông sau khi đóng rắn ở mức thấp nhất.
    Nguyên vật liệu:Sử dụng xi măng ít tỏa nhiệt , Xỉ lò cao (Ground) và tro bay trong thiết kế cấp phối.kết hợp loại phụ gia đặc biệt

kết cấu bê tông

6/ Bê tông ninh kết lâu

  • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
  • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt >= 12+-2 ( cm)-:- 18+/-2cm
  • Chống thấm: B8-B12
  • Cường độ: Cường độ chịu nén,kéo, uốn cao và tốc độ phát triển cường độ trung bình
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ nguyên vật liệu đầu vào được kiểm soát ở mức thấp nhất hạn chế phát sinh nhiệt để kéo dài thời gian ninh kết phù hợp với tính khó thi công
  • Nguyên vật liệu: Sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết nhưng vẫn đảm bảo thời gian ninh kết bê tông

7/ Bê tông ninh kết sớm

  • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
  • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt từ 10+_2 đến 20+_2 ( cm)
  • Chống thấm: B8-B12
  • Cường độ: Cường độ bê tông phát triền sớm (18 giờ – 24 giờ)
  • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
  • Nguyên vật liệu:
    1. Sử dụng phụ gia siêu hóa dẻo và phụ gia hoạt tính trong thiết kế cấp phối
    2. Nguyên vật liệu sử dụng đảm bảo các yêu cầu khắt khe như bê tông cường độ cao

8/ Đổ bê tông bù co ngót

  • Mác: Từ 30MPA – 50 Mpa
  • Độ sụt/độ chảy: Độ sụt từ 10+_2 đến 16+_2 ( cm)
  • Cường độ: Cường độ sớm: 3 ngày hoặc 7 ngày nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển coppha
  • Nhiệt độ: Thấp nhất 28 độ C
  • Nguyên vật liệu:
    Sử dụng phụ gia bù co ngót trong thiết kế cấp phối với liều lượng tối ưu cho từng mục đích sử dụng cụ thể

chống thấm từ bên trong

Trên đây là thông tin chung về cấp chống thấm của bê tông và một số trường hợp lựa chọn cấp độ bê tông trong việc ngăn nước – mác bê tông cần thiết và nguyên liệu. Mong rằng nó sẽ giúp các bạn trong thi công mọi công trình phổ biến hiện nay.

Mọi chi tiết cần tư vấn về chống thấm dột tại Hà Nội vui lòng liên hệ:

Hotline: 090.44.11.233

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top