Cách xử lý trần nhà bị thấm nước đơn giản nhanh chóng nhất

Những vết nước loang lổ, lớp sơn bong tróc trên trần nhà mỗi khi mùa mưa đến. Chúng gây ra cho chúng ta không ít phiền toái. Thay vì việc mà chúng ta mất quá nhiều thời gian để “thấm tới đâu – chống tới đó”. Thì tại sao chúng ta không đi tìm hiểu qua về nguyên nhân trần nhà bị thấm? Và cách khắc phục trần nhà bị thấm nước ra sao? Để có thể tự mình khắc phục được tình trạng đó một cách triệt để nhất mà không cần tốn kém nhờ đến sự giúp đỡ của đội ngũ chuyên chống thấm Hà Nội.

Hiện tượng thấm đột trần nhà
Những vết thấm trên trần nhà gây mất mĩ quan

Dấu hiệu của trần nhà bị ngấm nước

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trần nhà bạn bị ngấm nước và cần phải khắc phục ngay:

Trần nhà bị võng

Trần bê tông bị võng là vấn đề cần được nghiêm túc đánh giá và xem xét cách xử lý ngay lập tức. Đây là một trong những sự cố tiềm tàng những nguy hiểm cho công trình của bạn. Tình trạng trần bị võng khá dễ phát hiện do các vị trí võng xuống sẽ thấp hơn bề mặt toàn bộ trần. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể là sụt lún thẳng xuống sàn, nguy cơ đe dọa tới cả công trình. Đây lại là điều cần được chú ý theo dõi đối với mọi công trình. Từ nhà mặt phố đến các chung cư cao tầng sử dụng trần bê tông liền khối hay sàn bê tông nhẹ lắp ghép.

Trần nhà bị ẩm mốc

Với những công trình nhà ở lâu năm hoặc những căn hộ chung cư giá rẻ xảy ra tình trạng thấm dột nước khiến trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt ngả vàng. Kèm theo đó là trần nhà bị đọng nước, nhỏ giọt vừa gây mất thẩm mỹ, vừa nguy hiểm với gia đình.

trần nhà bị mốc phải làm sao
Trần nhà bị mốc phải làm sao?

Trần nhà bị nhỏ nước

Khi có các giọt nước nhỏ giọt từ trần nhà ở khu vực tầng áp mái và không phải bên dưới phòng tắm hoặc khu vực có nước; thì bạn có thể khẳng định rằng phần mái nhà hoặc sân thượng đã có vấn đề với lớp chống thấm trần nhà. Xác định vị trí làm cho trần nhà bị nhỏ nước trước tiên để khoanh vùng khu vực cần xử lý.

Trần nhà bị nhỏ nước

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Khi mà trần nhà bị thấm nước thì chúng sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúng có thể khiến cho nhà của chúng ta có thể bị xuống cấp, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe người dung. Và chi phí khắc phục sự cố cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần. So với lại chi phí thi công chống thấm ngay từ đầu. 

Và trần nhà bị thấm nước do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Và dưới đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sàn nhà của chúng ta bị ngấm nước.

+ Do sàn mái bị rạn nứt: Bởi sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên. Nó sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái. Với những kẽ nứt gặp trời mưa chúng sẽ tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà. Làm trần nhà bị thấm nước. Đối với trường hợp này thì việc bạn cần làm chỉ có thể là xử lý các vết nứt trần nhà triệt để

+ Thấm từ sàn nhà tầng trên lan xuống. Hoặc có thể do thấm nước nhà vệ sinh và sân thượng cũng ảnh hưởng xuống trần nhà tầng dưới.

+ Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng.

Đó hầu như là những nguyên nhân chính dẫn đến trần nhà của chúng ta bị thấm nước. Chính vì vậy khi này chúng ta cần khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình sử dụng của chúng ta.

Chống thấm dột tại Hoàng Mai
Có rất nhiều các nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước

Các vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay

Hiện nay khá nhiều gia đình để có thể tiết kiệm chi phí nhờ thợ. Cũng như là để có thể phòng ngừa được việc thấn trần nhà. Thì các vật liệu chống thấm trần nhà nào tốt được mọi người khá quan tâm.

Miếng dán chống thấm trần nhà

Miếng dán chống thấm trần nhà hay còn được gọi là keo dán chống thấm. Là một trong những vật liệu mà khá thông dụng để có thể chống thấm. Chúng còn giúp chúng ta có thể chống thấm được một cách khá hiệu quả. Không những vậy giá keo dán chống thấm thì không cao cho nên chúng được ưu tiên lựa chọn hiện nay.

Cách sử dụng miếng dán chống thấm rất đơn giản. Bằng cách chúng ta tác động trực tiếp vào khu vực mà chúng có các vết nứt trần, khe hở mái. Để có thể ngăn chặn được việc mà nước mưa chúng có thể xâm nhập được vào một cách đơn giản. Không cần kỹ thuật cao mà chúng còn không làm ảnh hưởng tới các khu vực trần nhà xung quanh.

Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại miếng dán chống thấm khác nhau. Chúng ta nên chọn những loại miếng dán tốt nhất. Cũng như phù hợp nhất để có thể khắc phục được triệt để tình trạng thấm trần nhà.

miếng dán chống thấm
Là một trong những vật liệu mà khá thông dụng để có thể chống thấm

Chống thấm trần nhà bằng sika

Sika chống thấm hay sika latex là một loại vật liệu chống thấm. Mà chúng khá hữu hiệu để có thể chống thấm trần nhà. Đây là một trong những chất chống thấm dạng dung dịch có chất phụ gia. Ngoài ra thì sika chúng còn có thể chống thấm cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, công nghiệp nhà xưởng từ sàn, mái trần, bể nước,…

Sản phẩm này chúng có rất nhiều các tính năng hoàn hảo về chống thấm. Vì vậy cho nên việc lựa chọn chống thấm trần nhà với loại nào tốt. Thì chắc chắn không thể bỏ qua vật liệu sike. Với khả năng có thể phòng thấm dột cũng như xử lý các hiện tượng nứt cũng như khe hở thấm dột hiệu quả nhất hiện nay.

Thêm vào đó thì mức giá sika chống thấm trần nhà chúng sẽ theo từng loại sika chống thấm cho các công trình. Thế nhưng không quá cao chính vì vậy cho nên có thể lựa chọn để thi công các công trình chống thấm trần nhà là tốt nhất.

 sika chống thấm
Chống thấm trần nhà bằng sika cũng vô cùng hiệu quả

Cách khắc phục trần nhà bị thấm nước triệt để

Đó là 2 vật liệu có thể giúp cho chúng ta có thể chống thấm được một cách tốt nhất hiện nay. Thế nhưng tùy vào từng giai đoạn thì chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Cũng như không phải khi nào 2 vật dụng chống thấm đó chúng cũng mang đến hiệu quả triệt để. Vì vậy cho nên chúng ta cần phải có cách xử lý trần nhà bị thấm nước sao cho hợp lý nhất có thể.

Cách xử lý chống thấm trần nhà tùy thuộc vào mức độ thấm dột khác nhau; từ đó đơn vị thi công sẽ tư vấn cho gia chủ phương pháp nào chất lượng và tiết kiệm nhất.

Biện pháp xử lý trần nhà bị nứt thấm nước tối ưu
Biện pháp xử lý trần nhà bị nứt thấm nước tối ưu

+ Vết nứt nhỏ : chúng ta hoàn toàn có thể dùng các loại vật liệu chống thấm dạng phun xịt hoặc bình xịt chống thấm thẩm thấu và có chức năng bịt kín các vết nứt.

+ Vết nứt lớn > 2mm : Thì nên dùng các loại phụ gia bê tông, có tính chất giãn nở cao và chức năng chống thấm hiệu quả, trộn cùng vữa xi măng và trét vào các vết nứt. Khi lớp trét khô lại tiến hành chống thấm một lần nữa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn nữa.

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước ngay từ lúc xây dựng

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả nhất cũng như là an toàn nhất. Đó chính là chúng ta cần chống thấm ngay từ lúc mới xây dựng. Qua đó thì chúng sẽ giúp cjho chúng ta có thể chống thấm cho ngôi nhà của mình được hiệu quả. Và tránh để gặp phải tình trạng ‘‘mất bò mới lo làm chuồng’’.

Chúng ta có thể lên kế hoạch ở ngay từ khâu lên kế hoạch làm nhà. Sau đó thì các bạn hãy cố gắng sao cho có thể thi công được hết sức tỉ mỉ. Cũng như cần phải hết sức cẩn thận ở khâu chống thấm. Bởi chỉ có như vậy thì chúng mới có thể giúp cho chúng ta có thể đảm bảo chất lượng công trình có hiệu quả được tối ưu nhất.

cách xử lý chống thấm trần nhà
Chống thấm ngay từ khi mà chúng ta mới xây

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước cho nhà mới

Với những ngôi nhà hay các công trình mới xây. Thế nhưng lại bị thấm thì chúng ta cần phải sử dụng cách xử lý trần nhà bị thấm nước. Bằng các vật liệu chống thấm trần nhà chất lượng.

Để bạn có thể sử dụng và có thể thực hiện phủ kín bề mặt bên ngoài cũng như làm phẳng bề mặt cần chống thấm. Rồi sau đó thì chúng ta cần thực hiện phun lớp sơn lót. Và tiếp theo đó thì cần đến lớp sơn chống thấm đúng với quy trình được hướng dẫn.

Trong trường hợp mà trần nhà của gia đình bạn thấm nhiều. Thì sẽ gây nên tình trạng nước nhỏ giọt thì khi này các bạn cần phải thực hiện cách xử lý trần nhà bị thấm nước hết sức cẩn thận. Cụ thể là các bạn cần phải loại bỏ lớp gạch lát nhà tại khu vực bị thấm hết sức sạch sẽ, tỉ mỉ.

Sau đó thì chúng ta cần thực hiện phủ lên bề mặt keo chống thấm thật cẩn thận. Rồi sau đó thì bạn mới cần thực hiện trét xi măng và lát lại gạch ốp lát như cũ.

cách khắc phục trần nhà bị thấm nước
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước cho nhà mới

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước cho nhà cũ

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước cũ về cơ bản là tương tự như cách chống thấm tường nhà cũ. Lúc này các bạn cần phải làm sạch tường và loại bỏ sơn nước ngoài trời, cạo lớp vôi đi. Và để chúng ta có thể đảm bảo được chất lượng. Thì chúng ta cần xử lý trần nhà bị thấm nước một cách sao cho thật tối ưu nhất.

Hơn nữa khi mà trần nhà đã bị thấm thì các bạn sẽ cần phải xử lý chống thấm trước hiệu quả. Rồi sau đó thì mới thực hiện chống thấm. Các bạn cần lưu ý phải làm vệ sinh trần nhà thật sạch sẽ trước khi thực hiện cách xử lý trần nhà bị thấm nước.

Do nếu bạn không vệ sinh thật sạch sẽ mà chúng ta đã thực hiện sơn lên. Thì điều này chúng sẽ rất dễ gây nên tình trạng bị rộp lên. Chính vì vậy cho nên nó sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực đến hiệu quả chống thấm cũng như gây mất tính thẩm mỹ của công trình.

Thế nhưng để có thể chống thấm được một cách tốt nhất và hiệu quả nhất cũng như triệt để. Thì chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của thợ chống thấm trần nhà chuyên nghiệp. Khi này chúng ta có thể khắc phục được triệt để tình trạng thấm nước trần nhà.

Quy trình chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả triệt để 100%

Tùy vào mức độ vết nứt nghiêm trọng của trần nhà mà chúng ta sẽ chọn giải pháp phù hơp. Ví dụ như trần nhà chỉ bị nứt, thấm dột ít thì chúng ta sẽ chọn sử dụng keo chống thấm sẽ nhanh chóng & tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 3 cách xử lý chống thấm hiệu quả:

Bơm keo chống thấm ngược trần nhà

Keo chống thấm là loại vật liệu khá phổ biến hiện nay, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Trong các loại keo chống thấm thì keo Sikaflex được ưu tiên để chống thấm ngược trần nhà bị nứt. So với các loại keo chống thấm khác, keo chống thấm Sikaflex là sản phẩm cải tiến với độ đàn hồi cao, bám dính tốt và liên kết được các bề mặt bê tông chắc chắn. Cho nên sản phẩm này luôn được ứng dụng vào quá trình xử lí vết nứt góc trần nhà rất tốt.

keo Sikaflex
Keo Sikaflex chống thấm ngược trần nhà

Chuẩn bị :

  • Máy bơm keo áp lực
  • Kim bơm keo
  • Máy thổi bụi
  • Máy mài cầm tay
  • Keo xử lý vết nứt Sikaflex.

Quy trình thi công:

Bước 1: Vệ sinh vết nứt trần nhà

Việc đầu tiên chính là vệ sinh vết nứt trần nhà với mục đích để bịt kín vết nứt:

  • Xử lý bằng máy bơm áp lực (Đối với bê tông có độ dày >30cm)
  • Xử lý bằng Xi lanh (Đối với bê tông có độ dày <= 30cm)
  • Xử lý cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V với khoảng cách 2cm với độ sau tầm 1,5cm. (Đối với vết nứt rạn bề mặt, có thể nhiều chồng chéo lên nhau)

Bước 2: Chuẩn bị bơm

Khoan lỗ cách vết nứt khoảng 5 đến 10cm, xiên 45 độ, sâu khoảng 20 đến 25cm. Sau đó thổi bụi rồi đưa kim bơm vào lỗ khoan. Bạn có thể khoan các lỗ khoan dọc theo vết nứt, điều này tùy thuộc vào từng công trình.

Bạn cũng có thể gắng khoan nghiêng, cắt ngay một đoạn giữa chiều sâu của vết nứt. Chúng ta có gắng khoan nghiêng, cắt ngay đoạn giữa chiều sâu của vết nứt và làm sạch bằng cách sử dụng máy nén khí sau khi cắt rãnh

  • Đặt ốc kim loại vào những lỗ khoan và định vị với keo Epoxy.
  • Chú ý ốc kim loại phải cứng và được gắn kín

Bước 3: Bơm keo Sikaflex vào vết nứt

+ Theo thời gian đông kín của Keo Sikaflex thì cần ít nhất là 12h, có thể tiến hành bơm sản phẩm gốc Epoxy vào vết nứt.

+ Trộn keo Sikaflex 2 thành phần vào nhau, sau đó có thể bơm áp lực sản phẩm vào trong vết nứt bằng cách sử dụng bơm.

Bơm keo chống thấm ngược trần nhà
Bơm keo chống thấm ngược trần nhà

+Vết nứt trên bề mặt thẳng đứng nên bơm trực tiếp từ phía dưới lên. Ngay sau khi bơm thì bạn sẻ thấy keo trào ra tại vị trí con ốc kim loại, thực hiện bơm liên tiếp vào tất cả các con ốc trên trần rồi tiến hành cắt bỏ các ốc đi.

+ Tiến hành nghiệm thu và bàn giao.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng keo chống thấm AS – 4001SG; Neomax 820; Silicone; RTV; Acrylic; Polyurethane; dột TX 911,…)

Chống thấm trần nhà bằng Sika

Để chống thấm trần nhà bằng Sika, thường sử dụng Sikatop Seal 107, Sikatop 107 Plus, vữa chống thấm Sikatop Seal 105, Sikaproof Membrane, Sikalastic 560 cùng xi măng cát vàng.

Tham khảo : Chi tiết cách chống thấm trần nhà bằng Sika

Miếng dán chống thấm trần nhà

Hiện nay, miếng dán chống thấm Nhật Bản được thiết kế với một lớp màng cực kì dẻo dai, có độ bám dính và khả năng chịu lực cực tốt. Với một lớp keo dày 1,5mm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản dựa trên chất liệu cao su non. Nên sản phẩm này được đánh giá là siêu liên kết, siêu chống dính cũng như chống thấm rất hiệu quả.

Miếng dán chống thấm trần nhà
Miếng dán chống thấm trần nhà X2000

Các bước thực hiện:

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Đối với những vị trí vết nứt, bạn cần sử dụng miếng giấy nhám chà để làm sạch bề mặt hoặc để đảm bảo hơn bạn cần sử dụng công cụ đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sau tầm 1 – 3 cm. Bước này sẻ giúp tăng khả năng bám dính cả vật liệu cho nên bạn hãy chú ý tỉ mĩ ở bước này.

Vệ sinh bề mặt
Vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt vết nứt trần

Bước 2: Tiến hành thi công

Đo khoảng cách, chiều dài vết nứt của trần nhà, khi đó bạn sẻ định hình được chiều dài miếng dán băng keo cần phải cắt. Lúc này đây bạn tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt.

thi công Miếng dán chống thấm trần nhà
Thi công miếng dán chống thấm trần nhà

Sau đó sử dụng các vật dụng để miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông. Bạn nên nhớ khi băng keo đã ăn sau vào bề mặt sàn bê tông thì bạn sẻ không thể nào tháo gỡ ra

Bước 3: Hoàn thiện

Ở bước cuối cùng bạn cần trọng một ít vữa xi măng để trám và làm bằng bề mặt, yếu tố này giúp đảm bảo tính mỹ quan cho công trình.

cách sử dụng băng keo chống thấm
Hoàn thiện và bàn giao

Nếu như trần nhà bạn có tình trạng nứt quá phức tạp thì bạn nên gọi thợ chống thấm tại Hà Nội chuyên nghiệp để có giải pháp tốt nhất.

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top