5 Phương pháp chống thấm tường ngoài trời tốt nhất hiện nay

Việt Nam là nước có sự phân hóa khí hậu rõ rệt trải dài từ Bắc đến Nam. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều khiến cho  tường của các công trình xây dựng bị thấm nước gây nên các tình trạng như: xỉn màu, mọc rêu, nứt tường và còn nhiều vấn đề khác nữa. Vì vậy chống thấm tường ngoài trời là nhu cầu tất yếu cho mọi công trình.

Theo thời gian tường nhà của bạn sẽ trở nên xuống cấp, nấm mốc, thấm nước. Sử dụng vật liệu chống thấm tường ngoài trời là biện pháp tối ưu nhất… Bảo vệ tường cho hiện tại và tương lai lâu dài. Hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các vật liệu chống thấm khác nhau. Vậy nên sử dụng vật liệu chống thấm tường nào hiệu quả nhất? Chúng ta cùng đi tham khảo nhé!

vật liệu chống thấm tường ngoài trời
Hình ảnh thi công chống thấm tường ngoài trời

Lợi ích từ chống thấm tường ngoài trời? 

Dưới đây là 3 lợi ích của việc chống thấm tường ngoài trời mang lại cho các công trình xây dựng:

1/  Chống thấm tường ngoài trời giúp bảo vệ nét thẩm mỹ cho công trình 

Với những công trình xây dựng được chống thấm. Khi trời mưa, nước mưa sẽ rất khó để xâm nhập vào tường của công trình. Nên không làm cho tường bị ẩm ướt dẫn đến nấm mốc, phủ rêu,… Vì vậy, nét thẩm mỹ của ngôi nhà sẽ luôn được lớp chống thấm bảo vệ.

 2/  Bảo vệ các vật liệu xây dựng trên tường

Các vật liệu như gạch, vữa, sơn,… sau khi hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Những lỗ nhỏ này khi gặp phải thời tiết mưa nhiều hay ẩm ướt. Dần sẽ làm cho nước từ từ ngấm vào tường làm cho tường dễ bị nứt và thấm nước.

Vì vậy với một lớp chống thấm dột bên ngoài tường. Công trình của bạn sẽ được bảo vệ, giúp tăng độ kiên cố và cứng chắc. Đặc biệt hữu ích với các loại thiết bị điện tử được đặt trong âm tường như điện, đèn âm trần…

3/  Chống thấm giúp tiết kiệm chi phí xây dựng

Nhiều người cho cho rằng thêm tiền cho cho chống thấm là tăng chi phí xây dựng. Quả đúng trước mắt là thế, nhưng xét về lâu dài bạn sẽ thấy hiệu quả của nó như thế nào?

So sánh một bức tường dễ bị thấm nước rồi nấm mốc, nứt vỡ,… Bạn sẽ phải bỏ tiền ra để sơn lại tường nhà giúp che đi vết ố trên tường hoặc sửa chữa các vết nứt….Ví dụ như nhà vệ sinh – nhà tắm là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, vì thế công tác chống thấm nhà vệ sinh là điều chắc chắn phải làm. Vậy tại sao bạn không chống thấm ngay từ đầu, sẽ tiết kiệm chi phí, và ít bị tổn hại đến các vật dụng khác…

Vì vậy trước khi chuẩn bị xây dựng hay mua lại một công trình xây dựng. Bạn hãy lên kế hoạch cho việc chống thấm ngay để mang lại lợi ích hiện tại và lâu dài về sau.

Cách chống thấm tường ngoài trời hiệu quả

Chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng

Xi măng với khả năng chống thấm vượt trội cho mọi công trình,; trung bình lớp tường sử dụng vật liệu chống thấm có thể kéo dài thời gian sử dụng lên tới 50 năm. Đặc biệt, chúng còn có khả năng ngăn ngừa các tình trạng muối hóa; nồm ẩm; ăn mòn; tạo bề mặt luôn sạch đẹp. Không chỉ vậy, việc thi công chống thấm còn đem lại hiệu quả thi công dễ dàng, nhanh chóng hơn với mức giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại xi măng thông thường. Vì vậy giải pháp xử lý chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng được nhiều hộ gia đình lựa chọn.

THAM KHẢO : CÁC QUÉT XI MĂNG CHỐNG THẤM TƯỜNG HIỆU QUẢ

Keo chống thấm tường ngoài trời

Một vài trường hợp, ngồi nhà xuất hiện thấm đột chỉ tại một vài vị trí trên tường nhà, trần nhà. Vậy giải pháp xử lý là gì? Chắc chắn không thể xử lý toàn bộ tường, trần. Trong trường hợp này, keo chống thấm trần nhà sẽ là dụng cụ “chữa cháy” tốt nhất. Ngoài ra các loại keo này còn được dùng tại các vách xông, ban công… giúp chống thấm tại những vị trí này rất hiệu quả.

Những loại keo chống thấm được tin dùng nhất như: Keo chống thấm AS – 4001SG; Neomax 820, Silicone, RTV,…

keo chống thấm

Việc sử dụng keo chống thấm tường ngoài trời để đạt hiệu quả cao các bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Để tiến hành chống thấm cho tường nhà các bạn quét lớp keo chống thấm lên bề mặt tường nhà. Tùy theo từng loại sản phẩm để thi công 1 hoặc nhiều lớp lên trên tường.

+ Bề mặt chống thấm cần phải bằng phẳng. Cần làm sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ để hiệu quả thu về là cao nhất.

+ Các lớp keo chống thấm tường ngoài phải vuông góc với nhau theo chiều từ trên xuống. Khi quét lớp sau phải đảm bảo yêu cầu về độ khô và thời gian chờ của lớp quét trước. Tùy theo từng loại keo mà những yêu cầu này có sự khác nhau.

keo chống thấm tường ngoài trời

+ Liều lượng sử dụng cũng là điều cần thiết, vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có ghi chi tiết trên bao bì của vật liệu. Thông thường, độ dày trung bình của lớp keo chống thấm là 1mm và liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2-6kg/m2.

+ Lưu ý việc trộn keo, pha keo chống thấm đủ liều lượng phù hợp với thời gian thi công. Tránh việc pha trộn quá nhiều sẽ gây lãng phí vì thi công không hết. Hơn nữa, thi công nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng keo vì thời gian chờ thi công quá lâu.

Sơn chống thấm tường ngoài trời

Sơn chống thấm là loại vật liệu thông dụng được ưu chuộng nhất. Hầu hết các ngôi nhà mới xây đều lựa chọn sử dụng. Không những mang lại khả năng chống thấm mà chúng còn làm giảm độ bám dính của nấm mốc. Từ đó bảo vệ được tính thẫm mỹ cho ngôi nhà.

Loại sơn chống thấm tường ngoài trời tốt nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sơn có sản phẩm sơn chống thấm chất lượng như:

Sơn mycolor
Hãn sơn Mykolor nổi tiếng trên toàn thế giới
  • Sơn chống thấm tường ngoài trời Kova
  • Sơn chống thấm tường ngoài trời Dulux
  • Sơn chống thấm tường ngoài trờ MyKolor
  • Sơn chống thấm Jotun
  • Sơn chống thấm Joton
  • Sơn chống thấm Nippon
  • Sơn để chống thấm Spec

Cách chống thấm tường ngoài trời Kova

Cách sơn chống thấm tường ngoài trời bằng Kova:

Cách chống thấm tường ngoài trời Kova

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia CT-11B trộn vào vữa ximăng, bêtông xây kết cấu để giảm khả năng rạn nứt, giúp kết cấu nhanh ổn định và giảm bớt sự thấm.
  • Bước 2: Sử dụng chất chống thấm tường ngoài CT-11A bằng cách trộn với xi măng : nước theo tỉ lệ 1:1:0.5 tạo thành hỗn hợp, Sau đó phủ 2-3 lớp hỗn hợp lên lớp vữa ximăng, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
  • Bước 3: Để tăng độ bảo vệ và trang trí thêm cho bức tường, Phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường, ( có thể làm phẳng băng mastic, sơn lót trước) để thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ sâu từ trong ra ngoài, nên sử dụng sơn có tính chống thấm, có khả năng ngăn ngừa tia UV và các tác động khác từ môi trường bên ngoài.

Các loại vật liệu chống thấm khác

Vật liệu chống thấm là việc ngăn chặn nước, thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó. Không thua kém gì với sơn chống thấm. Loại vật liệu chống thấm tường này cũng được sử dụng khá phổ biến bởi những tính năng riêng biệt.

  • Khả năng bám dính và độ đàn hồi cao
  • Giúp tường tăng cường sự liên kết, ngăn cản những vết nứt giúp cải thiện vết nứt cho tường.
  • Thời gian sử dụng lâu dài
  • Thông dụng với nhiều bề mặt chất liệu khác nhau.…

Những dòng vật liệu chống thấm nổi tiếng như: SIKAPROOF MEMBRANE; SIKATOP SEAL 107; SIKA LITESIKA 102; MASTERSEAL 540; MASTERSEAL 530TOPFLEX – 1; PLASTIC DRAINAGE BOARD – PALLET; RS-3000; RS – 2000; Vật liệu chống thấm gốc xi măng

Sika Latex
Sản phẩm Sika Latex sử dụng nhiều trong chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm tường ngoài trời bằng Sika

Phương pháp chống thấm tường ngoài trời tốt nhất hiện nay đó là sử dụng Sika và sơn chống thấm tường ngoài trời.

Khảo sát – ước lượng nguyên liệu, thời gian, nhân lực thi công

Đội thi công sẽ tiến hành đến trực tiếp hiện trường để khảo sát, đánh giá thực trạng. Tư vấn cho khách hàng cách giải quyết và đưa ra các con số về chi phí, thời gian thi công… cho khách hàng tham khảo. Cuối cùng thống nhất với khách hàng và tiến hành thi công.

Tiến hành xử lý mặt tiếp giáp bên trong lẫn bên ngoài tường

+ Bề mặt thi công sẽ được đánh và làm sạch hết bụi bẩn.

+ Làm bề mặt thi công phẳng, bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có)

+ Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

+ Làm ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ ẩm dưới 16%

Tiến hành sơn chống thấm bề mặt

+ Trộn hóa chất với xi măng theo tỷ lệ của nhà sản xuất.

Chống thấm tường ngoài trời bằng Sika

+ Sơn một lớp sơn lót lên bề mặt tường, mục đích là để chống kiềm từ bên trong tường.

+ Sau đó tiến hành quét 2 lớp sơn chống thấm, lớp thứ nhất cách lớp thứ hai từ 2-4h.

+ Tiếp đến là 2 lớp sơn phủ để kết thúc quy trình sơn chống thấm tường ngoài trời.

+ Kiểm tra kết quả, bàn giao sản phẩm và thanh toán với khách hàng.

Giá chống thấm tường ngoài trời

Gia chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng

Giá xi măng quét chống thấm khá rẻ, chỉ tương đương với giá xi măng xây trát thông thường. Tuy nhiên, biện pháp thi công chống thấm bằng xi măng lại phụ thuộc nhiều vào tay nghề thợ chông thấm. Vì thế mức giá nhân công thi công của mỗi đơn vị chống thấm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, gia chủ nên chọn đơn vị chống thấm uy tín để đảm bảo công trình được bền lâu.

Giá Keo – vật liệu chống thấm tường ngoài trời

Tùy thuộc từng loại keo của các nhà sản xuất sẽ có giá khác nhau. Và giá nhân công chống thấm tường ngoài trời bằng keo sẽ có giá dao động từ 250.000 VND tùy đơn vị thi công và công trình thực tế của khách hàng.

Giá sơn chống thấm tường ngoài trời

Giá thi công chống thấm ngoài trời được các đơn vị chống thấm thi công với mức giá dao động khoảng 18.000 ~ 24.000đ/ m2. Đơn giá còn phụ thuộc vào loại sơn và vị trí công trình thi công nữa nhé.

Loại sơn Giá bán hiện nay
Dulux 695.000đ – 998.500đ loại 6 kg, 2.106.000đ – 3.160.500đ loại 20 kg.
Kova 398.000đ – 630.000đ loại 4 kg, 1.766.000đ – 2.976.000đ loại 20 kg.
Jotun 588.000đ – 938.000đ cho loại sơn 5L, 987.000đ – 2.987.000đ cho loại sơn 17L.

Những chú ý khi thi công chống thấm tường ngoài trời

Theo các chuyên gia chống thấm thì khi bạn sử dụng các loại sơn chống thấm cao cấp sẽ giúp chống thấm hiệu quả hơn. Ngoài ra chúng ta cần chú ý đến kỹ thuật sơn cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng chống thấm cho tường nhà.

Đối với tường nhà đã qua sử dụng

Công việc đầu tiên là làm sạch bề mặt tường bao gồm: bụi bẩn, rong rêu, xử lý các vết nứt trên mặt tường,… Mục đích của việc làm sạch là làm tăng khả năng bám dính của sơn chống thấm lên bề mặt tường.

Khi bề mặt tường sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm nhỏ (dưới 16%) thì bạn tiến hành sơn chống thấm. Đầu tiên bạn cần sơn phủ lớp chống kiềm, chờ cho lớp sơn này khô thì mới sơn 1-2 lớp sơn chống thấm.

Bạn tham khảo chi tiết hướng dẫn về cách sơn lại tường nhà cũ.

Đối với tường nhà mới

Thực hiện chống thấm ngay từ đầu thì hiệu quả sẽ cao nhất.

Cách thực hiện: Dùng loại bột trét tường dành cho tường ngoài trời sau đó phủ kín bề mặt. Dùng dụng cụ chuyên dụng chà phẳng bề mặt, sau đó sơn một lớp sơn lót, tiếp theo là sơn chống thấm.

sơn chống thấm
Thi công sơn chống thấm ngoài trời

Trên đây là một số chia sẻ về việc sử dụng vật liệu chống thấm cho tường ngoài trời. Tuy nhiên, một lần nữa chúng tôi muốn lưu ý cho bạn là nên thực hiện chống thấm ngay từ đầu thì mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn thắc mắc, hoặc cần tư vấn thêm hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 090.44.11.233 

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top