Dịch Vụ Chống Thấm Sàn Mái Triệt Để 100%
Sàn mái – trần nhà là “lá chắn” vô cùng quan trọng bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động khắc nghiệt của thiên nhiên. Đây là vị trí mà phải chịu tác động thường xuyên của thời tiết từ nắng nóng đến mưa rào. Chính vì vậy cho nên hiện tượng sàn mái bị nứt, rêu mốc và thấm dột là tình trạng rất dễ xảy ra. Do đó chống thấm sàn mái là hạng mục mà không thể thiếu được trong mỗi công trình xây dựng.
Tác dụng của việc bảo vệ mái trước tác động của thời tiết, khí hậu sẽ giúp làm đẹp mái tránh rêu mốc và giúp giữ gìn kết cấu cho ngôi nhà. Ngay sau đây Toàn Việt sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chống thấm mái nhà một cách nhanh chóng và tốn ít chi phí nhất.
Table of Contents
Tại sao phải chống thấm sàn mái?
Sàn mái hay còn được gọi là sân thượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nhà khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên đây lại là khu vực rất dễ bị thấm dột do thường xuyên phải tiếp xúc với nắng mưa. Và ngay dưới đây là những nguyên nhân tại sao cần phải chống thầm mái nhà:
+ Ngăn ngừa tình trạng thấm dột: Nêu như nước mưa thầm qua mái bê tông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng như: Ảnh hưởng lớn đến kết cấu công trình, làm hỏng trần nhà, nội thất, ẩm mốc phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây rò rỉ chập cháy.
+ Bảo vệ kết cấu công trình: Lớp chống thấm giúp bảo vệ cốt thép, bê tông khỏi bị ă mòn do nước và hóa chất, tuổi thọ cho công trình.
+ Tăng tính thẩm mỹ: Sàn mái khi được chống thấm sẽ trông đẹp mặt và sạch sẽ hơn góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
+ Tiếp kiệm chi phí sửa chữa: Khi chống thấm mái bê tông ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí sửa chữa về sau và hạn chế được các vấn đề do thấm dột gây ra.
Tóm lại chống thầm mái nhà là một khoản đầu tư vô cùng thông minh mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy hãy chống thấm sàn mái ngay khi mới xây dựng xong công trình để đảm bảo “lớp bảo vệ” cho ngôi nhà của bạn được tốt nhất.
Chống thấm sàn mái loại nào tốt?
Trước khi đi tìm hiểu quy trình tự chống thấm sàn mái tại nhà sao cho chuẩn nhất thì chúng ta cần phải nắm được các vật liệu chống thấm mái bê tông tốt nhất hiện nay. Để giúp quá trình chống thấm mái nhà đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số loại vật liệu chống thấm mái được đánh giá cao:
Sika chống thấm sàn mái
Thương hiệu chống thấm Sika được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng cho đến ngày ngay, bởi những yếu tố như khả năng chống thấm dột mái nhà tốt, dễ dàng thi công và có độ bền cao với thời gian.
Hiện nay, phần lớn các công trình xây dựng tại Việt Nam đều sử dụng các sản phẩm chống thấm của Sika. Chống thấm sàn mái bằng sika là phương án được nhiều chuyên gia chống thấm sử dụng. Các sản phẩm Sika chống thấm sàn mái điển là:
- Sikalastic 590 chất chống thấm gốc polyurethane 1 thành phần
- Sika trám khe nứt : Sikalastic 110 Chất chống thấm polyurethane 1 thành phần
- Sika chống thấm sàn bê tông: Sikaproof Membrane Chất chống thấm tạo màng gốc bitum
- Sikabit Pro P30/40 Màng chống thấm khò nóng
- Sika Multiseal Băng keo chống nứt bê tông
- Sika Latex TH phụ gia chống thấm trộn xi măng liên kết bê tông cũ và mới
Sơn chống thấm sàn mái – sơn chống thấm mái bê tông
Hiện nay, dùng sơn chống thấm sàn mái nhà được các chủ đầu tư lựa chọn hay thợ thầu thi công tin dùng sử dụng. Lý do sơn chống thấm không chỉ giúp cho kết cấu bền chắc không thấm, ngấm nước mà còn tạo thẩm mỹ cho công trình.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vật liệu sơn chống thấm sàn bê tông và các phương pháp thi công chống thấm khác nhau. Như chống thấm sàn Kova CT11-A, Neoproof PU W, Maris Mariseal 250..
Miếng dán chống thấm ngoài trời
Tấm lót chống thấm hay màng bitum tự dính với những ưu điểm: khả năng bám dính và đàn hồi cực tốt; chống thấm tuyệt vời; tuổi thọ bền, có thể chống chọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt; dễ thi công,… sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Các sản phẩm tấm lót chống thấm mái nhà: X2000, Autotak, Boisui, Sakyse,…
Keo chống thấm sàn bê tông – mái nhà
Khi nhận thấy các dấu hiệu: vết nứt trên bề mặt trần mái nhà, sàn gỗ, mối hở của thanh sắt là lúc bạn nên sử dụng keo chống thấm mái sàn bê tông chuyên dụng. Bởi những đặc tính bám dính và bảo vệ công trình mà sản phẩm này mang lại rất hoàn hảo. Giá cả cũng rất hợp lý để bạn có thể tin tưởng lựa chọn.
Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta cần dùng keo chuyên dụng, Loại keo được sử dụng phổ biến nhất TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.
Dùng Nhựa đường chống thấm sàn mái bê tông
Đây là 1 vật liệu chống thấm dột mái nhà mang lại hiệu quả cao khả năng bám dính tốt, phù hợp với khí hậu của nước ta. Sản phẩm này thường được dùng để trám bít kín các vết nứt, khe hở tốt.
Ngoài ra, nhựa đường chống chịu được áp lực của nước, an toàn, không độc hại. Khi sử dụng loại vật liệu này cho hiệu quả cao và bền vững.
Vật liệu chống thấm mái nhà bê tông Flinkote
Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Là chất liệu sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian.
Hiệu quả chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó, không có lý do gì e ngại khi bạn quyết định chọn dùng giải pháp này.
Ngâm nước xi măng chống thấm sàn mái
Đây là cách đơn giản từ hồi xưa mà ai cũng có thể tự làm được với các công cụ sẵn có. Vật liệu Xi măng giá rẻ , dễ kiếm cũng như kĩ thuật thi công đơn giản mà hiệu quả cũng khá cao.
Các phương pháp chống thấm sàn mái triệt để 100%
Ngay sau đây Toàn Việt sẽ hướng dẫn các bạn các phương pháp chống thấm sàn mái tại nhà một cách nhanh chóng và triệt để mà ai cũng có thể tự làm được cho chính ngôi nhà của mình. Các cách chống thấm mái nhà này vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện các bạn có thể tham khảo thử:
Thi công chống thấm sàn mái bằng Kova CT-11A Plus
Chất chống thấm sàn kova CT-11A Plus là loại sơn chống thấm mái nhà đang là lựa chọn hàng đầu, khi cần giải pháp khắc phục hiện tượng thấm dột trên mái nhà. Để thi công chống thầm mái bê tông bằng Kova đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần phải tiến hành vệ sinh sàn mái trước khi chống thấm.
- Việc vệ sinh trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tối đa.
- Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt.
- Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt.
- Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt
- Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA
- Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu
- Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm
Thi công chống thấm dột mái nhà bằng CT-11A sàn
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái cần chống thấm thì lúc này chúng ta sẽ tiến hành quá trình chống thấm sàn mái bằng Kova như sau:
Bước 1: Phủ 2-3 lớp Kova CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày. Với đặc tính chống thấm vượt trội, CT-11A đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và trở thành sản phẩm chuyên dụng được nhiều thầu thợ tin dùng.
Ngoài ra, CT-11A còn giúp tăng độ bền của công trình lên đến 15 năm, chịu được tác động của thời tiết, chịu mài mòn và nước mặn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn/rêu mốc. Đặc biệt, sản phẩm này rất an toàn, thân thiện với môi trường và cả người sử dụng.
Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp ngăn thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05. Lớp sơn chống nóng sàn CN-05 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới.
Đồng thời cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch. Đây là phương pháp thi công được đánh giá dễ nhất và cho hiệu quả cao nhất.
Cách chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
Vật liệu nhựa đường với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt. Tạo lớp màng ngăn nước triệt để, tuổi thọ lên đến hàng chục năm luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Chuẩn bị bề mặt:
- Vệ sinh, làm sạch bề mặt chống thấm. Làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, dầu trên bề mặt.
- Đục và mài phẳng những vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa non, yếu.
- Trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.
Thi công chống thấm sàn
- Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm.
- Dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.
Lưu ý: Thực hiện thi công vào trưa nắng để đạt hiệu quả cao đồng thời phủ bạt bề mặt sàn để tránh mưa dột nếu chưa thể quét dầu hắc.
Sau khi hoàn tất thi công dịch vụ chống thấm từ 12 – 24h, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Keo chống thấm mái bê tông bị nứt
Chống thấm sàn mái bằng keo cũng là một trong những cách chống thấm được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên đối với công trình cũ hoặc mới thì cách sẽ sử dụng phương pháp chống thấm sàn mái bằng keo này khác nhau. Cách chống thấm sàn mái bằng keo chống thấm mái bê tông bị nứt chi tiết như sau:
Đối với nhà mới xây
Với những ngôi nhà mới xây dựng việc thi công keo chống thấm mái bê tông bị nứt rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước chi tiết sau:
- Vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Quét lên bề mặt bê tông 1 lớp keo chống thấm nước.
- Chờ khoảng 90 phút sau bắt đầu quét lớp keo chống thấm lần 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
- Sau khi lớp chống thấm đã khô hoàn toàn thì bắt đầu cán vữa.
Đối với nhà cũ
Với những sân thượng cũ đã bị thấm dột thì khâu xử lý chống thấm sàn mái bê tông sẽ phức tạp hơn nhà mới. Để đảm bảo chắc chắn rằng thấm dột khó chịu không còn cơ hội quay lại lần 2.
Bạn phải thực hiện tuần từ theo các bước sau:
- Vệ sinh bề mặt
- Làm phẳng bề mặt. Nếu thấy bề mặt sân thượng có nhiều vết nứt, mọi người nên dùng vữa, keo chống thấm chuyên dụng hoặc keo dán gạch lấp đầy những vết nứt đó.
- Sử dụng loại chổi cứng để quét lớp keo chống thấm lên diện tích sân thượng cần thiết thi công. Keo cần được quét thật đều vào khắp bề mặt.
- Phủ vữa. Đợi cho lớp keo chống thấm khô lại, một lớp vữa mỏng tiếp tục phủ lên bề mặt. Lớp vữa phải cán thật đều, không để lại bong bóng.
Sử dụng miếng dán chống thấm sàn mái
Chính là sử dụng tấm lót chống thấm sàn, hay màng dán nguội. Có tác dụng chống thấm sàn mái bê tông khá tốt. Đây là phương pháp chống thấm sàn mái đơn giản nhưng mang lại hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Các bạn có thể xem chi tiết cách chống thấm mái nhà bằng miếng dán chống thấm tại:
CÁCH CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG MIẾNG DÁN
Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng khò nóng bitum
Sản phẩm màng bitum khò nóng luôn là vật liệu chống thấm sàn mái bê tông và nhiều hạng mục công trình khác.
Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch cát, bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt sàn. Đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông.
- Trám và những phần lõm, nứt, đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng.
Thi công
- Trước tiên chúng ta quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn mái để tăng độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
- Dán màng khò nóng bằng cách sử dụng đèn khò gas, khò vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm, đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất thì thực hiện dán màng xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.
- Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
- Lưu ý: Nếu màng khò bị thủng, rách thì cần phải dán đè tấm khác lên để ngăn chặn khả năng thấm nước với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi hoàn tất thi công chống thấm sàn mái bê tông, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Quy trình chống thấm sàn mái bằng Sika Membrane
Sika chống thấm sàn mái là Phụ gia chống thấm rất đa dạng có dạng bột, dạng hồ hoặc dạng lỏng. Chúng mang các hạt vật liệu để lấp kín lỗ rỗng hay vật liệu kỵ nước. Tiêu biểu là: silicat của sôda, nhôm sunfat, kẽm sunfat, kẽm clorua, nhôm clorua…
Cách thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: bay, đục sàn và nguyên vật liệu
+ Dọn dẹp sàn bê tông cần chống thấm, đục bỏ phần bê tông không đặc chắc
+ Xử lý nứt sàn bê tông bằng Sikaproof Membrane, thi công lót sàn và chống thấm sàn bê tông
+ Vệ sinh sàn bằng nước và các dung dịch khác.
THAM KHẢO : TIÊU CHUẨN NGHIỆM THU SIKA CHỐNG THẤM
Cách chống thấm mái nhà bằng Flinkote
Để thi công chống thấm Flinkote hiệu quả, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Hãy đảm bảo mặt nền cần chống thấm được bằng phẳng, khô, sạch, không có dầu mỡ, bụi bẩn để Flinkote có điều kiện kết dính tốt nhất.
Bước 2: quét chống thấm Flinkote
Tiến hành quét 1 lớp lót Flinkote No.3 pha theo tỉ lệ 1:1 với định lượng 0.2 lít/m2 và chờ lớp lót thẩm thấu hoàn toàn vào bề mặt cần chống thấm.
Bước 3: Quét lớp chống thấm lần 1
Sau khi lớp lót đã khô, tiến hành quét lớp lót Flinkote nguyên chất với định lượng 0.5 lít/m2. Khi quét nên quét theo 1 chiều.
Bước 4: Quét chống thấm lần 2
Khi lớp chống thấm lần 1 đã khô, tiếp tục quét lớp Flinkote thứ 2 với định lượng như lần 1 nhưng quét theo chiều vuông góc với lớp ban đầu. Sau đó, vảy nhẹ và đều 1 lớp cát khô mỏng lên lớp Flinkote vừa quét xong.
Bước 5: Phủ lớp vữa xi măng cát hoặc lát gạch
Cuối cùng, tiến hành phủ ngoài 1 lớp vữa xi măng hoặc lát gạch chống ngấm để hoàn tất việc chống thấm dột mái nhà một cách triệt để.
Quy trình chống thấm sàn bê tông bằng Xi măng
Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng là biện pháp chống thấm không cần có kĩ thuật thi công mà hiệu quả cũng khá cao.
Chuẩn bị dụng cụ, máy móc hỗ trợ cho hoạt động thi công: cây lăn, chổi quét, bay… Chuẩn bị vật liệu chống thấm mái nhà, sàn mái sân thượng: xi măng trắng hoặc đen.
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng. Pha xi măng với nước: Hãy sử dụng tỉ lệ pha của nhà sản xuất hoặc tỉ lệ của những người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tỉ lệ nước và xi măng phải được cân bằng đảm bảo độ liên kết nhưng không quá đặc.
Sử dụng con lăn, khi quét xi măng chống thấm bề mặt tường, cần phải quét đều tay, từ nhỏ đến lớn. Tránh hấp tấp vội vàng hay ngắt quãng sao cho xi măng được dàn đều như nhau trên bề mặt, không quá dày và quá mỏng. Có thể chia làm 2 lớp để quét. Quét lớp đầu và để khô tự nhiên khoảng 10 phút sau đó quét tiếp.
Để bảo vệ bề mặt tránh để khô quá nhanh do môi trường bạn có thể dùng bao, túi, lưới,.. để che chắn bề mặt. Tránh ảnh hưởng lớp xi măng mới quét, làm giảm giá trị chống thấm và mất thẩm mỹ công trình.
Đó là toàn bộ các phương pháp và cách thực hiện chống thấm sàn mái tại nhà. Các bạn có thể tham khảo và thực hiện chống thấm sàn mái của nhà mình để giúp bảo vệ sàn mái được một cách tốt nhất. Nhưng tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả cao và triệt để nhất có thể thì chúng ta nên nhờ tới thợ chống thấm dột bởi họ có trang thiết bị máy móc hiện đại cũng như có thể mua được vật liệu chống thầm sàn mái chính hãng giúp có thể chống thấm tốt nhất.
Đơn vị chống thấm sàn mái uy tín – giá rẻ tại Hà Nội
Chúng ta đều biết mái bê tông thường giãn ra khi gặp nhiệt độ cao của trời nắng nóng và thường co lại một chút khi mùa đông lạnh tới. Chính vì thế vật liệu chống thấm mái bê tông nhất định phải là vật liệu tốt và có độ co giãn. Nhiều đơn vị vì muốn tiết kiệm ngân sách mà chọn vật liệu giá rẻ, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công.
Như vậy tuổi thọ của công trình sẽ thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả thi công ngắn. Rất nhanh sau đó trần sẽ lại thấm dột và chúng ta lại tốn kém tiền để gọi dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Vì vậy, quý khách nên lựa chọn đơn vị chống thấm sàn mái uy tín – giá rẻ tại Hà Nội như Toàn Việt.
Chúng tôi là đơn vị chống thấm uy tín có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực chống thấm. Chắc chắc sẽ giúp các bạn có thể chống thấm được sàn mái một cách tốt nhất và đảm bảo nhất. Không những vậy khi chống thầm mái nhà tại Toàn Việt chúng tôi các bạn còn được bảo hành trong thời gian dài hạn. Vì vậy cho nên các bạn có thể yên tâm khi cần đến dịch vụ chống thấm mái nhà hãy liên hệ ngay tới Toàn Việt:
Hotline tư vấn miễn phí: 0904.411.233
Chống thấm Toàn Việt – Giải pháp chống thấm toàn diện!
“ Thông tin liên hệ chi tiết:
Công ty TNHH xây dựng chống thấm bách khoa Toàn Việt
Tư vấn trực tuyến 24/ 7:
Địa chỉ : Số 44 phố phú thượng - Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 043.758.0024 - 090.44.11.233
Email: toanviet1975@gmail.com