Chống thấm lộ thiên là gì? Biện pháp chống thấm lộ thiên hiệu quả

Trong quá trình thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, công tác xử lý chống thấm cho các hạng mục có vai trò vô cùng quan trọng. Lựa chọn một giải pháp vật liệu phù hợp kết hợp với công tác thi công chống thấm đúng quy trình kỹ thuật. Sẽ giúp cho công trình có thể tránh được những hiện tượng thấm dột gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới các không gian sử dụng trong công trình. Đặc biệt là các hạng mục ngoài trời như mái, sân thượng, ban công, sê nô… cần phải có những tính năng cơ lý tốt, bền thời tiết. Và cần phải có khả năng co giãn, đàn hồi tốt để có thể chống chịu được những vết rạn nứt, co ngót của gạch, vữa và bê tông.

Chống thấm lộ thiên là gì?

Chống thấm lộ thiên là thi công lớp chống thấm ở bề mặt ngoài cùng của công trình mà không xây dựng lớp bảo vệ. Ưu nhược điểm của chống thấm lộ thiên như thế nào? Ưu điểm của chống thấm lộ thiên là thi công đơn giản, tiết kiệm nhân lực và giảm phát thải rác xây dựng (đổ chạc khi sửa chữa chống thấm).

Chống thấm lộ thiên

Ưu điểm chống thấm lộ thiên

  • Chống thấm lô thiên cho bề mặt láng mịn , sạch sẽ.
  • Sản phẩm chống thấm không bám bẩn , rêu mốc vì thế rất dễ vệ sinh.
  • Có thể hoạt động bình thường trên bề mặt chống thấm mà không sợ bong tróc.
  • Chống thấm lộ thiện cho mái là biện pháp tốt nhất giảm nhiệt cho tầng áp mái vì hệ sơn PU có kháng tia UV, mạng sơn dày không hập phụ nhiệt độ.
  • Độ độ đàn hồi cao vì thế kháng hoàn toàn các vế nứt rạn của bề mặt. Khả năng kháng nước tuyệt vời của bề mặt chống thấm lộ thiên.

Nhược điểm

Nhược điểm của chống thấm lộ thiên là rủi ro hư hại cao hơn. Do bề mặt lớp chống thấm phải chịu ma sát, sức căng, nhiệt độ nung nóng trực tiếp, mưa và ion axit – muối, đặc biệt là tia UV có khả năng phá hoại cao. Kết hợp với rủi ro của chất lượng sản phẩm không được như quảng cáo, cam kết.

Thời gian thi công chống thấm có nhanh không?

Không cần đục dẽo, không cháp vá , sản phẩm chống thấm bám trực tiếp nên bề mặt bê tông , sau đó thời gian lớp chống tự dưỡng và sau 24 xả nước và kiểm tra kết.

Nên chống thấm lộ thiên hay không lộ thiên?

Điều này phụ thuộc vào điều kiện thi công là chủ yếu. Với công trình mới, nên thi công bảo vệ bên dưới để ổn định và chắc chắn hơn. Đồng thời dễ thiết kế không gian phía trên.
Đối với các trường hợp sửa chữa mà không thể đục, hoặc muốn dễ làm thì có thể chống thấm lộ thiên

Chống thấm lộ thiên có rẻ hơn không?

Thường là không, mặc dù công sức làm có thể giảm bớt, nhưng vật liệu dùng lộ thiên sẽ đắt hơn nhiều. Khi lựa chọn không nên đề cao vấn đề chi phí mà nên lựa chọn một phương án hợp lý với tình huống.

Biện pháp chống thấm lộ thiên

1/ Sơn chống thấm gốc Polyurethane Neomax® 201

Hệ sản phẩm chống thấm gốc Polyurethane Neomax® 201 là một trong những giải pháp vật liệu chống thấm lộ thiên tốt nhất trên thị trường hiện nay. Giải pháp này bao gồm 3 sản phẩm:

sơn chống thấm lộ thiên neomax 201

  • Lớp 1: Neomax® Primer P11 – Lớp lót gốc Polyurethane, 1 thành phần
  • Lớp 2: Neomax® 201 – Lớp chống thấm gốc Polyurethane, 2 thành phần
  • Lớp 3: Neomax® Topcoat T14 – Lớp phủ bảo vệ gốc polyurethane, 2 thành phần

Các bước tiến hành thi công chống thấm như sau :

Dụng cụ thi công

  • Máy mài cầm tay, máy mài công nghiệp, các dụng cụ và thiết bị vệ sinh bề mặt;
  • Máy hút bụi công nghiệp, máy thổi bụi, chổi quét;
  • Máy khuấy;
  • Máy đo độ ẩm bề mặt bê tông;
  • Bàn cào, bàn gạt, bay thép vuông, rulo lông , rulo gai.

Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt bê tông cũ hoặc mới, bề mặt gạch gốm, gạch men,… đều phải mài bằng máy chuyên dụng trước khi thi công chống thấm bằng Neomax® 201, thông thường mài sâu khoảng 1-2mm;
  • Vệ sinh sạch bề mặt nền bằng máy thổi bụi, máy hút bụi, chổi quét… Tuyệt đối không dùng nước để làm sạch và rửa bề mặt;
  • Kiểm bề mặt sau khi mài, nếu bị rỗng, rỗ, bong tróc…cần phải được sửa chữa bằng vữa sửa chữa chuyên dụng hoặc sử dụng sản phẩm Neomax® Primer P11 trộn với xi măng theo tỷ lệ 1:1 để tiến hành trám sửa chữa;
  • Kiểm tra độ ẩm bề mặt chống thấm bằng máy đo độ ẩm bề mặt bê tông chuyên dụng, nếu độ ẩm < 8% thì tiến hành thi công hệ chống thấm Neomax® 201.

Thi công lớp lót Neomax® Primer P11

  • Lớp lót Neomax® Primer P11 chỉ được thi công khi bề mặt nền đạt về độ ẩm, độ phẳng và độ đặc chắc.
  • Thi công lớp lót bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun chuyên dụng.
  • Định mức thi công 0.1 – 0.2 kg/m2 ,thi công 1 hoặc 2 lớp.

Thi công lớp Neomax® 201

  • Tiến hành thi công ngay lớp Neomax® 201 khi lớp lót Neomax® Primer P11 đã khô ((thông thường chờ 1 giờ sau khi thi công xong)). Nhiệt độ môi trường cao thì thời gian khô nhanh hơn;

Thi công lớp Neomax® 201

  • Mở thành phần A, dùng máy khuấy đều trong vòng 2-3 phút. Sau đó đổ hết thành phần B vào thùng của thành phần A và trộn tiếp từ 2-3 phút tới khi hỗn hợp đồng nhất;
  • Lưu ý trong quá trình trộn nên để cánh khuấy ngập sâu trong hỗn hợp để tránh dòng khí bị cuốn vào. Sử dụng máy khuấy với tốc độ chậm để trộn;
  • Tiến hành thi công ngay hỗn hợp Neomax® 201 sau khi đã trộn xong. Thi công một lớp duy nhất với định mức đã được phê duyệt. Mật độ tiêu thụ lý thuyết cho lớp phủ dày 1mm là 1.3kg/m2;
  • Sử dụng bàn gạt hoặc chổi quét để thi công tại chân tường trước;
  • Sau đó tiếp tục thi công lớp phủ Neomax® 201 bằng bàn gạt chuyên dụng. Thời gian thi công không quá 20 phút (phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường);
  • Sử dụng ru lô gai để phá bọt bề mặt ngay sau khi thi công xong.

Thi công lớp bảo vệ Neomax® Topcoat T14

  • Mở thành phần A của Neomax® Topcoat T14, dùng máy khuấy đều trong vòng 2-3 phút. Sau đó đổ hết thành phần B vào thùng của thành phần A và trộn tiếp từ 2-3 phút tới khi hỗn hợp đồng nhất;
  • Thi công lớp Neomax® Topcoat T14 bằng rulô hoặc máy phun chuyên dụng, định mức: 0.15-0.3 kg/m2.
  • Thời gian thi công lớp Neomax® Topcoat T14: Sau khi lớp Neomax® 201 đã khô (khoảng 24 giờ sau khi thi công xong)
  • Có thể bảo vệ lớp Neomax® 201 bằng vữa xi măng cát hoặc dán gạch. Trong trường hợp này, sau khi thi công lớp Neomax® 201 khoảng 90 phút, tiến hành rắc hoặc phun kín bề mặt lớp Neomax® 201 bằng cát khô hoàn toàn, cỡ hạt 0.4 – 0.8mm. Việc này giúp tạo ra bề mặt thô nhám để liên kết với các lớp hoàn thiện bên ngoài.

Vệ sinh và an toàn

  • Vệ sinh các dụng cụ thi công bằng dung môi như: xylene, toluene,…;
  • Sản phẩm gốc dung môi có khả năng bắt lửa nên cần tránh xa các nguồn nhiệt và nguồn gây cháy
  • Chỉ sử dụng ở nơi thoáng khí hoặc nơi có khả năng thông khí tốt;
  • Mang kính bảo hộ, giày và găng trong khi thi công.

Hoặc có thể tham khảo sơn chống thấm Neomax® 820, sơn neomax 201, Neoproof polyurea C1…

2/ Sử dụng sơn Urethane

Sơn urethane là gì?

Sơn chống thấm urethane là một sản phẩm chống thấm gốc PU 2 thành phần sử dụng vật liệu tạo màng urethane với thành phần chính là nhựa polyurethane chống thấm bên trong bê tông hoặc chống thấm bên ngoài còn được gọi là chống thấm lộ thiên. Các loại chống thấm gồm sơn lót, sơn phủ màu(chống thấm) và một lớp phủ để bảo vệ trên bề mặt lớp sơn chống thấm.

Sử dụng sơn Urethane

Loại sơn chống thấm urethane chính hãng này thường có độ bền rất cao, chống chịu tốt mọi thời tiết chống tia UV, bám dính tốt với nhiều loại vật liệu như đá, bê tông, sắt, đàn hồi tốt, có tính dẻo, chống thấm thuận. Sơn Urethane thường được dùng để chống thấm lộ thiên cho sân thượng, sàn mái. Nó cũng có thể dùng như lớp màng chống thấm bên trong tường được bao phủ bởi, bảo vệ bởi lớp xi măng hoặc ốp gạch bên ngoài. Độ dày tiêu chuẩn là 1,5 – 2mm.

Phương pháp thi công chống thấm pu 2 thành phần

Chỉ với 4 bước thi công sơn chống thấm urethane cao cấp đơn giản bạn đã có một công trình hoàn hảo.

  • Bước 1: Sử dụng máy chuyên dụng để làm sạch các vết bẩn, dầu mỡ và mài tạo nhám toàn bộ mặt sân thượng, hồ bơi, tầng hầm giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn chống thấm.
  • Bước 2: Tại các vị trí nứt gãy cần mài mở rộng và vệ sạch sẽ. Dùng khò khò khô để xử lý những chỗ còn nước còn ứ đọng hay độ ẩm cao không để sơn epoxy dễ dàng bám dính.
  • Bước 3: Sơn lớp lót Primer nhằm tăng độ liên kết giữa sàn bê tông và lớp sơn chống thấm.
  • Bước 4 : Thi công lớp sơn Urethane chống thấm dày 2mm lên toàn bộ bề mặt sàn. Sau khi lớp sơn chống thấm khô thì tiến hành phun lớp Coating lên lớp chống thấm nhằm chống tia UV, tăng độ cứng, chịu mài mòn.

Thi công xong đợi trong 24 tiếng thì tiến hành bơm nước và test thử khả năng rỉ nước và chống thấm.

3/ Chống thấm Polyurethane

Chống thấm polyurethane là gì?

Hóa chất chống thấm polyurethane với tính đàn hồi cao >250%, bám dính tốt trên tất cả các loại bề mặt. Đây được xem là loại vật liệu chống thấm siêu đàn hồi. Hợp chất Polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ được nối bởi các liên kết Cabamate ( Urethane). Các Polyurethane được hình thành với hai dạng chính là nhiệt dẻo và nhiệt rắn.

Polyurethane thường được hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol. Kết hợp với công nghệ để tạo ra các sản phẩm rất đa dạng ứng dụng rất nhiều trong thực tế như:  Chất chống thấm bọt có độ đàn hồi cao, tấm cách nhiệt xốp cứng, các tấm đệm, lốp xe đàn hồi siêu bền…

Chống thấm polyurethane có tốt, không?

Báo giá chống thấm gốc polyurethane

Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane có nhiều loại. Mỗi loại lại có mức giá khác nhau, vì thế bạn có thể tham khảo.

THAM KHẢO : BẢNG BÁO GIÁ SƠN CHỐNG THẤM GỐC POLYURETHANE

4/ Sikalastic – 590 chống thấm dạng lỏng lộ thiên chống UV

Sikalastic – 590 là dạng chống thấm lỏng 1 thành phần. Gốc Sikalastic – 590 là Polyurethane – Acrylic cải tiến phân tán được cải thiện khả năng kháng lại sự đọng nước, kháng tia UV tuyệt hảo, khả năng phủ vết nứt tốt và có tính thẩm mỹ cao giúp sơn chống thấm bảo vệ cho ngôi nhà của bạn một cách tuyệt đối.

sikalastic-590

Trước khi thi công

Khuấy đều Sikalastic 590 trong 1 phút để đạt được hỗn hợp chống thấm đồng nhất. Trộn quá lâu sẽ gây ra sự cuốn khí, tạo bọt không tốt.

Lớp lót phải khô trước khi thi công lớp phủ, trộn Sikalastic-590 với 10 % nước sạch theo khối lượng để làm lớp lót, định mức thi công khoảng 0.3 Kg/m². Những khu vực dễ bị hư hại phải được dán bảo vệ bằng băng keo bao che.

Luôn luôn thi công các chi tiết trước, sau đó đến các bề mặt nằm ngang. Thực hiện theo trình tự như trên với hệ thống gia cường.

Hệ thống phủ

Thi công lớp Sikalastic-590 và duy trì bề mặt ướt ở vị trí biên của màng trong lúc thi công để đảm bảo không có mối nối trên bề mặt hoàn thiện. Khi lớp phủ Sikalastic-590 thứ nhất đã khô (xem bảng thời gian chờ giữa các lớp phủ), thi công lớp Sikalastic-590 thứ hai.

Hệ thống gia cường

Thi công lớp phủ thứ nhất Sikalastic-590 và duy trì bề mặt ướt ở vị trí biên của màng trong lúc thi công để đảm bảo không có mối nối trên bề mặt hoàn thiện.

  • Trải tấm lưới sợi gia cường Sika Reemat Premium ra, chiều dài đoạn chồng mí là 5 Cm.
  • Sau đó lăn bằng ru lô lên trên tấm lưới sợi gia cường. Việc lăn bằng lu lăn sơn có thể cần thêm một chút vật liệu làm ướt tấm lưới sợi gia cường.
  • Khi lớp Sikalastic 590 thứ nhất đã khô tiến hành thi công lớp phủ Sikalastic-590 thứ hai.

Vệ sinh toàn bộ dụng cụ và thiết bị thi công bằng nước ngay sau khi thi công. Vật liệu đã khô cứng chỉ có thể loại bỏ bằng các biện pháp cơ học.

5/ Sơn Chống Thấm Lộ Thiên SPORTHANE

Sơn Chống Thấm Lộ Thiên SPORTHANE là loại sơn 2 thành phần, gốc polyurethane chống thấm với độ bám dính và co giãn cao lên tới 400%, có khả năng che lấp các vết nứt trên bề mặt.

sơn chống thấm SPORTHANE

Tính năng:

  • Chịu đựng được thời tiết
  • Chống thấm tốt
  • Độ bám dính cao
  • Độ đàn hồi cao

Đơn vị thi công chống thấm lộ thiên uy tín tại Hà Nội

Chất lượng sản phẩm chiếm 50%, còn lại 50% nằm ở tay nghề của thợ. Do đó, ngoài việc kiếm được vật liệu phù hợp, tay nghề và kinh nghiệm là điều không thể thiếu để có được sự hoàn hảo trên.

Một trong những đơn vị thi công chống thấm lộ thiên chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội đó là Toàn Việt. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực chống thấm nội và ngoại thất. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ hoàn hảo nhất, xử lý thấm dột triệt để.

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0904.411.233 

 

 

Bài viết liên quan

Tư vấn trực tuyến

0243.758.0024 090.44.11.233
Hotline: 090.44.11.233
Top